Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU: Ngành hàng rau củ

Kiểm soát chất gây ô nhiễm trong thực phẩm

Chất gây ô nhiễm là những chất không được thêm vào thực phẩm một cách có chủ ý, nhưng có thể xuất hiện ở các giai đoạn khác nhau trong quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển hoặc lưu giữ. Để tránh tác động tiêu cực đến chất lượng thực phẩm và nguy cơ đối với sức khỏe con người, EU đã đặt ra giới hạn cho các chất gây ô nhiễm điển hình như kim loại nặng và độc tố nấm mốc. 

Các chất gây ô nhiễm thường gặp nhất ở các sản phẩm trái cây tươi, sấy khô và đông lạnh là độc tố nấm (aflatoxins, ochratoxin A, patulin), kim loại nặng (chì, thiếc và cadmium) và các tạp chất vi sinh (salmonella, norovirus, virus viêm gan A). 

Quy định EC số 1881/2006, ngày 19/12/2006 về thiết lập nồng độ tối đa cho các chất gây ô nhiễm nhất định trong thực phẩm để được phép nhập khẩu vào thị trường châu Âu. Ví dụ: nồng độ chì <0,1 mg/kg cho quả tươi, cadmlum <0,1 mg/kg ướt rau loại lá và <0,05 mg/kg cho rau loại củ, nitrate=2500-3000 mg/kg cho rau chân vịt tùy mùa vụ và <25004000 mg/kg cho rau xà lách tùy mùa vụ.

Các quy định về nồng độ độc tố, kim loại nặng, PCBs, PAH, 3MCPD, melamine, crucic acid, và nitrates được xác định theo từng mặt hàng và mùa vụ

Quy định EEC số 315/93, ngày 08/02/1993 đặt ra các thủ tục cộng đồng về chất gây ô nhiễm trong thực phẩm. 

Hàm lượng giới hạn với các chất gây ô nhiễm trong thực phẩm được xem xét cập nhật thường xuyên.

Quy định kiểm dịch thực vật

EU có các quy định về kiểm dịch thực vật và sản phẩm từ thực vật từ bên ngoài EU nhằm mục đích bảo vệ cây trồng khỏi các sinh vật gây hại như sâu bệnh. 

Chỉ thị số 200/29/EC, ngày 08/5/2000 của Ủy ban châu Âu về các biện pháp bảo vệ ngăn sự xâm nhập vào quẫn thể sinh vật gây hại cho thực vt và sản phẩm thực vật và chống lại sự lây lan của chúng trong quần thể sinh vật, có hiệu lực ngày 30/07/2000 thiết lập một bộ quy định thống nhất về điều kiện kiểm dịch thực vt và được áp dụng cho tất ccác đối tác thương mại của EU. 

Quy định số 2005/15/EC ngày 28/02/2005, có quy định về bao bì và vật liệu lót bằng gỗ dựa trên ISPM15 (Tiêu chuẩn Quốc tế về các biện pháp kiểm dịch thực vật số 15 năm 2009 quy định về vật liệu đóng gói bằng gỗ trong thương mại quốc tế) yêu cầu vật liệu đóng gói thực vật hoặc sản phẩm thực vật được làm từ gỗ cũng không được chứa sâu bệnh. 

Đạo luật mới về Sức khỏe thực vật 2016 của EU, được ban hành để thay thế Chỉ thị số 2000/29/ECcó hiệu lực từ ngày 14/12/2019 thiết lập nhiều biện pháp kiểm soát hơn với việc nhập khẩu thực vật và sản phẩm từ thực vật. Theo đó, tất cả các sản phẩm thực vật sống cần phải có giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật và tuân theo các quy định về dịch hại nghiêm ngặt hơn. Một số trường hợp ngoại lệ bao gồm 5 loại trái cây: dứa, chuối, dừa, sầu riêng và chà là. 

Quy định EU số 219/20/2, ngày 28/11/2019 cung cấp chi tiết về thực hiện các biện pháp bảo vchống lại sâu bệnh. 

Kiểm soát đối với thực phẩm biến đổi gen (GMO)

EU rất thận trọng đối với GMO, chỉ có một số giống biến đổi gen đã được cho phép đối với đậu nành, hạt cải dầu và ngô, được sử dụng chủ yếu trong lĩnh vực thức ăn chăn nuôi. Đối với mục đích tiêu dùng, hầu hết các doanh nghiệp thực phẩm chọn không bán thực phẩm biến đổi gen.

Quy định EC số 1829/2003, ngày 22/9/2003 xác định rằng không được đưa ra thị trường các sản phẩm chứa GMO trừ khi được ủy quyền và tuân thủ các quy định về gắn nhãn. 

Quy định EU số 503/2013, ngày 03/4/2013 của EU cung cấp một quy trình nộp đơn phê duyệt có hiệu lực trên toàn EU để các doanh nghiệp có thể đưa vào thị trường các sản phẩm GMO. 

Kiểm soát sức khỏe thực vật

Các loại cây trng và thực vật có khả năng chứa sâu bệnh (vd: trong gỗ, đất, củ quả, …) phải đạt chuẩn dựa theo các biện pháp bảo vệ của Quy đnh EU số 2019/20/2, ngày 28/11/2019. 

Quy định EU số 2016/2031, ngày 26/10/2016 yêu cầu các phương pháp xử lý và đóng gói sản phẩm bằng gỗ (vỏ, hộp, thùng, pallet,... ).

Đối với các nhà xuất khẩu, kiểm soát sức khỏe thực vật và xử lý thủy nhiệt trước khi xuất khẩu phải trở thành thông lệ tiêu chuẩn.

Truy xuất nguồn gốc, tuân thủ và trách nhiệm trong thực phẩm

Tuân thủ các nghĩa vụ trong tất cả các giai đoạn của sản xuất và phân phối. 

c nhà kinh doanh thực phẩm cần phải xác định được nhà cung cấp và người nhận hàng gần nhất theo quy định EC số 178/2002, ngày 28/01/2002. 

Ghi nhãn thực phẩm 

Các thực phẩm đến tay người tiêu dùng căn phải đáp ứng các thông tin bắt buộc về tên sản phẩm, danh sách thành phần, khối lượng ròng, ngày hết hn, điều kiện bảo quản, nước xuất xứ, hướng dẫn sử dụng, đánh dấu lô và bảng tuyên bố dinh dưỡng. 

Rau quả dù là sản phẩm tươi hay đã qua chế biến, được bán ở thị trường EU phải tuân theo các quy định của EU về ghi nhãn thực phẩm. 

Quy định EU số 1169/2011 được Ủy ban châu Âu ban hành vào ngày 22/11/2011 quy định những quy tắc chung cho ghi nhãn áp dụng với tất ccác sản phẩm thực phẩm. 

Các yêu cầu chì tiết đốI với trái cây và rau quả được nêu tại Quy định số 543/2011, ngày 07/6/2011 của EU

Tiêu chuẩn tiếp thị cho rau quả tươi

Quy định EU số 1308/2013, ngày 17/12/2013, yêu cầu hoa quả tươi chỉ được tiếp thị cho người tiêu dùng khi đạt đủ tiêu chuẩn chất lượng và có ghi nguồn gốc xuất xứ. 

Quy định EC số 543/2011, ngày 07/6/2011, điều chỉnh các tiêu chuẩn tiếp thị cho chất lượng và độ chín của trái cây và rau quả tươi. Tiêu chuẩn tiếp thị được chia ra làm 2 loại: 

(i) Tiêu chuẩn tiếp thị cụ thể (SMS) được áp dụng với 10 loại rau quả tươi bao gồm: táo, cam quýt, quả kiwi, rau diếp, lá diếp xoăn là quăn và là bản rộng, đào mận, lê, dâu tây, ớt ngọt, nho tươi và cà chua. 

(ii) Tiêu chuẩn tiếp thị chung (GMS) được áp dụng cho các sản phẩm rau quả tươi khác

Cả sản phẩm SMS và GMS đều phải tuân thủ tiêu chuẩn chung về chất lượng và độ chín tối thiểu, tương đối phù hợp với tiêu chuẩn Codex với trái cây rau quả tươi (Codex 2007). Các sản phẩm SMS cần đáp ứng thêm các yêu cầu bổ sung được quy định riêng cho chúng. Theo đó các sản phẩm được phân thành 3 hạng (từ thấp nhất đến cao nhất) và ít nhất phải đáp ứng chất lượng thấp nhất để được bán ở thị trường EU. Ngoài ra, sản phẩm SMS phải có Giấy chứng nhận sản phẩm phù hợp quy chuẩn. Sản phẩm được dùng để chế biến hoặc làm thức ăn chăn nuôi sẽ được miễn các tiêu chuẩn tiếp thị nếu chúng được ghi nhãn rõ ràng là sản phẩm dùng để chế biến hoặc thức ăn cho động vật. 

Về chúng tôi

ICAGREEN CO.,LTD

Address: (Hanoi Office) 12A01, Tower B, Hong Kong Tower, 243A De La Thanh Str., Lang Thuong Ward, Dong Da Dist., Ha Noi City, Viet Nam.

Mobile: +84 932104899/ + 84 986740349

WhatsApp, LINE, Wechat: +84 932104899

Email: hieutq8x@gmail.com

Website: thutucxuatnhapkhau.com.vn

DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU/ IMPORT – EXPORT SERVICE

Bản đồ

Hotline: 0932 104 899 Hotline: 0986.740.349 Chat Zalo Liên hệ