I. HIỆN TRẠNG NGÀNH HÀNG
1. Năng lực cung ứng của Việt Nam
Là một nước nhiệt đới gió mùa, thổ nhưỡng đa dạng, Việt Nam có nhiều lợi thế về sản xuất và xuất khẩu các loại rau quả nhiệt đới.
Trong nhóm ngành nông sản, rau quả cũng là một trong những ngành hàng có bứt phá tốt nhất về năng lực sản xuất trong 5 năm trở lại đây.
Diện tích trồng rau quả liên tục tăng trong những năm gần đây, tốc độ tăng trưởng bình quân 6%/năm.
Tỷ lệ diện tích áp dụng VietGap, Global Gap có xu hướng tăng, trong đó khoảng 5-10% diện tích trồng áp dụng Global Gap.
🥙 Rau: Diện tích và sản lượng rau củ có xu hướng tăng
Năm 2019, sản lượng rau các loại đạt 17,95 triệu tấn, tăng 855,3 nghìn tấn; diện tích tăng 26,1 nghìn ha
🥙 Quả: Nhóm cây ăn quả đạt sản lượng thu hoạch tăng khá, gồm các cây có múi, xoài và thanh long nhờ thị trường tiêu thụ ổn định
Diện tích trồng cây ăn quả tăng, đến năm 2019, diện tích nhóm cây ăn quả đạt 1.049,6 nghìn ha, tăng 5,7%.
🥙 Sản phẩm chế biến:
Theo Hiệp hội Rau quả Việt Nam, ngành rau quả Việt Nam hiện có khoảng 150 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp với công suất chế biến khoảng 1 triệu tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, tỷ lệ sử dụng công suất thiết kế chỉ đạt 56% do thiếu vùng nguyên liệu tập trung đạt yêu cầu chất lượng. Riêng khu vực phía Nam có khoảng 80 cơ sở chế biến quy mô công nghiệp. Ngoài ra, còn có hàng ngàn cơ sở chế biến quy mô nhỏ.
Trong vài năm gần đây, lĩnh vực cgees biến rau quả khởi sắc nhờ có sự đầu tư lơn của các tập đoàn như Vingroup, T&T, LaviFoods, Đồng Giao,… với các nhà máy chế bến hiện đại công suất 150.000 tấn sản phẩm/năm. Tuy nhiên, đây vẫn là phân khúc có dư địa phát triển rất lớn, một mặt do nhu cầu của thị trường cao, mặt khác do trình độ chế biến sâu của Việt Nam vẫn còn hạn chế so với thế giới và khu vực.
2. Tình hình xuất khẩu của Việt Nam
🥙 Kim ngạch xuất khẩu rau quả có xu hương tăng đáng kể
Mặc udf đã chững lại trong năm 2019 nhưng tính chung 5 năm trở lại đây, rau quả là nhóm hàng nông sản có bứt phá lớn nhất về kim ngạch xuất khẩu, từ mức 2,4 tỷ USD vào năm 2016 lên gần 3,8 tỷ USD như hiện nay.
🥙 Hiện EU là thị trường xuất rau quả lớn thứ 4 của Việt Nam. Tuy nhiên, rau quả Việt Nam xuất khẩu vào EU cơ bản vẫn là sản phẩm tươi thô, sơ chế; sản phẩm đã qua chế biến sâu rất ít nên giá trị gia tăng chưa cao
Theo tính toán từ số liệu của Tổng cục Hải quan, kim ngạch xuất khẩu rau quả sang EU liên tục tăng trong những năm gần đây, thậm chí năm 2019 khi xuất khẩu rau quả chung của cả nước sụt giảm thì thị trường này vẫn duy trì mức tăng 2 con số. Tuy nhiên, EU mới chỉ chiếm tỷ trọng khiêm tốn 3,95% trong tổng kim ngạch xuất khẩu rau quả của cả nước.
Năm 2019, hàng rau quả của Việt Nam đã xuất khẩu sang 17 trên 27 thị trường trong khối EU; trong đó đạt kim ngạch xuất khẩu lớn sang các nước: Hà Lan (79,8 triệu USD); Pháp (28,73 triệu USD); Đức (18,65 triệu USD); Tây Ban Nha (12,08 triệu USD); Italia (1,24 triệu USD); BỈ (8,25 triệu USD); Ba Lan (3,52 triệu USD); BỒ Đào Nha (1,17 triệu USD); Đan Mạch (105 triệu USD).
🥙 Chủng loại xuất khẩu ngày càng đa dạng, trong đó nhóm trái cây và các loại hạt đát giá trị kim ngạch cao nhất
Kim ngạch xuất khẩu nhóm trái cây và các loại hạt sang EU năm 2010 đạt 86,15 triệu USD, tăng 0,6% So với năm 2018. Trong đó, 10 loại trái cây và hạt có kim ngạch xuất khẩu lớn sang thị trường EU gồm: chanh leo, hạnh nhân, thanh long, chanh, Xoài, dừa, hạt dẻ cười, bưởi, hạt macadamia, chôm chôm.
🥙 Xuất khẩu sản phẩm chế biến tăng mạnh
Đôi với nhóm sản phẩm chế biến, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU trong năm 2019 đạt 62,81 triệu USD, tăng 32% so với năm 2018. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu chủ yếu các mặt hàng đã qua chế biến gồm: nước chanh leo, nước lạc tiên, hạt óc chó tẩm ướp, hạnh nhân tẩm ướp, nước dừa, nước dứa, dưa chuột dầm dấm đóng chai thủy tinh, cơm dừa sấy khô,…
Đối với nhóm hàng rau củ, kim ngạch xuất khẩu sang thị trường EU năm 2019 đạt 14,91 triệu USD, tăng 5,3% so với năm 2018. Trong đó, Việt Namm tậm trung xuất khẩu các mặt hàng như bắp, nấm rơm, gừng, khoai môn, sả, khoai lang, nấm hương, mộc nhĩ, đỗ xanh, ớt,…