Thông tin xuất khẩu vào thị trường EU: Ngành hàng rau củ

2. Thị hiếu, xu hướng tiêu thụ

Người dân tại các nước EU có sở thích và thói quen tiêu dùng tương đối khác nhau. Lượng rau, quả tiêu thụ có xu hướng ngày một tăng tại EU do thói quen ăn uống để bảo vệ, tăng cường sức khỏe. Tuy nhiên thị trường EU đòi hỏi rất khắt khe về các tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm, đặc biệt là vệ sinh an toàn thực phẩm.

Hầu hết các nước EU là những nước trồng nhiều rau quả, tuy nhiên bị cản trở nhiều bởi điều kiện khí hậu châu Âu. Việc trồng trọt, sản xuất bị hạn chế bởi tình mùa vụ và điều đó tạo cơ hội cho các nhà cung ứng ở các nước khác tham gia vào thị trường này vào thời điểm trái mùa, cho dù hiện nay hệ thống dự trữ và phân phối đã rất hiện đại, giúp các nhà sản xuất giảm đáng kể những tác động tiêu cực của tỉnh mùa vụ trong hoạt động sản xuất nông nghiệp. 

Chủng loại rau quả và trái cây mà thị trường EU tiêu dùng rất phong phú, bao gồm đa dạng các sản phẩm từ khắp nơi trên thế giới. Những mặt hàng được ưa chuộng nhất là khoai tây, cà chua, cà rốt, hành, dưa leo, táo, nho, lê… 

Thị trường EU nhập khẩu rất nhiều các loại rau quả nhiệt đới như chuối, cam, quýt, xoài, dứa, trong đó, trái chuối và xoài được ưa chuộng tại EU. Ngoài ra, nhu cầu tiêu thụ rau quả hữu cơ, có truy xuất nguồn gốc rõ ràng cũng ngày một gia tăng. 

Hà Lan được coi là “cửa ngõ” để vào thị trường EU đối với các mặt hàng rau quả. Vì vậy, để xuất khẩu vào EU cần có kế hoạch nghiên cứu và tiếp cận các nhà nhập khẩu, các kênh phân phối và hệ thống bán lẻ tại đây để có thể xây dựng một chiến lược xuất khẩu các mặt hàng rau quả vào Hà Lan và qua đỏ vào EU.

III. LỢI THẾ TỪ HIỆP ĐỊNH EVFTA

1. Thuế quan

EU cam kết mở cửa rất mạnh cho rau quả Việt Nam trong EVFTA bằng việc xóa bỏ ngay 94% trong tổng số 547 dòng thuế rau quả các chế phẩm từ rau quả khi Hiệp định có hiệu lực. Trong đó, có nhiều Sản phẩm là thế mạnh của Việt Nam như vải, nhãn, chôm chôm, thanh long, dứa, dưa... 

Phần lớn dòng thuế EU cam kết Xóa bỏ ngay hiện đều đang có mức thuế MEN trung bình trên 10%. cá biệt có những sản phẩm rau quả đang chịu thuế trên 20%. 

24 dòng thuế (chiếm 4,4%) chịu áp thuế “giá nhập cảnh” (entry price) gồm nhóm dưa chuột tươi và ướp lạnh, chanh… 

08 dòng thuế áp hạn ngạch, chủ yếu ở một số sản phẩm trong nhóm nấm chi ggaricus, ngô ngọt… 

Như vậy, mức cam kết nảy của EU sẽ tạo ra lợi thế lớn về giá cho rau quả Việt Nam, đặc biệt trong cạnh tranh nhập khẩu vào EU với các nước trong khu vực chưa có FTA với EU như Thái Lan, Trung Quốc, Malaysia, Indonesia

Ngoài ra, EU đã cam kết công nhận 39 chỉ dẫn địa lý (GIs) của Việt Nam (trong đó có 17 Gls là sản phẩm trái cây) và cho phép các Gl này được bảo hộ tự động tại EU khi EVFTA đi vào thực thi.

2. Đầu tư

Đầu tư chế biến sâu sẽ giúp tận dụng được các sản phẩm rau quả của Việt Nam làm nguyên liệu cho chế biến. Việt Nam sẽ có cơ hội thu hút mạnh các nhà đầu tư đến từ châu Âu và các nước vốn có kinh nghiệm về chế biến sâu, giúp chuyển giao công nghệ, cách thức tổ chức sản xuất, từ đó nâng cao chất lượng và giá trị gia tăng cho sản phẩm, giúp nông sản Việt Nam tiến dẫn tới các tiêu chuẩn quốc tế. 

Ngoài Nhật Bản, Hàn Quốc và c nhà đầu tư từ EU, Vệt Nam có thể tham khảo kinh nghiệm đầu tư cho công nghệ chế biến sâu các sản phẩm rau quả nhiệt đới của các nước cạnh tranh như Thái Lan, Philippines, Malaysla để phát triển phân khúc hàng chế biến giá trị gia tăng cao, chất lượng đảm bảo, đa dạng mẫu mã, tăng tính tiện lợi như dừa gọt vỏ có Sẵn ống hút, nước ép rau củ quả, bột trái cây... 

Đầu tư phát triển các dòng sản phẩm hữu cơ cũng là một hướng đi triển vọng do ngày càng nhiều người tiêu dùng châu Âu có xu hướng chuộng sử dụng hàng hóa có nguồn gốc tự nhiên, thân thiện với môi trường.

IV. QUY ĐỊNH, TIÊU CHẨN KỸ THUẬT ĐỂ XUẤT KHẨU VÀO EU

1. Các quy định, tiêu chuẩn hiện hành

An toàn vệ sinh thực phẩm 

An toàn thực phẩm là một vấn đề quan trọng trong Luật Thực phẩm châu Âu và được điều chỉnh bởi Luật Thực phẩm chung

Quy định EC s 178/2002 ngày 28/01/2002 Luật chung về an toàn thực phẩm đối với tất cả các giai đoạn sản xuất và phân phối. 

Quy định EC số 852/2004, ngày 29/4/2004 của Nghị viện và Hội đồng châu Âu ngày 29 tháng 4 năm 2004 về vệ sinh thực phẩm

Quy định EC số 543/2011, ngày 07/6/2011 về thực hiện các quy tắc đối với rau quả

Quy định EC số 2017/891, ngày 13/3/2017, bổ sung Quy định số 1308/2013, ngày 17/12/2013 của EU liên quan đến rau quả c loại rau quả chế biến và bổ sung Quy định số 1306/2013, ngày 17/12/2013 của EU liên quan đến các hình thức xử phạt được áp dụng trong các lĩnh vực đó. 

Quy định EC số 2017/892, ngày 13/3/2017, đặt ra c quy tắc cho việc áp dụng Quy định số 13/08/2013, ngày 17/12/2013 liên quan đến trái cây và rau quả và các ngành rau quả chế biến. Tuân thủ hệ thống quản lý an toàn thực phẩm như ISO9001, ISO 22000 và các nguyên tắc phân tích mối nguy và kiểm soát điểm tới hạn (HACCP). HACCP thường là bước đầu tiên hướng tới các chương trình an toàn thực phẩm nghiêm ngặt hơn như FSSC22OOO hoặc BRC. 

Trái cây rau quả xuất khẩu vào EU cần phải được chứng nhận bởi Global GAP

Kiểm soát dư lượng thuốc bảo vệ thực vật

EU đã thiết lập mức độ dư lượng tối đa (MRL) cho thuốc bảo vệ thực vật và các hóa chất khác đối với các sản phẩm thực phẩm. 

Quy định EC số 396/2005, ngày 23/02/2005 thiết lập mức dư lượng tối đa của thuốc bảo vệ thực vật trong các sản phẩm thực phẩm. Tất ccác sản phẩm thực phẩm sẽ bị trục xuất khỏi thị trường châu Âu nếu có chứa thuốc bảo vệ thực vật bất hợp pháp hoặc lượng thuốc bảo vệ thực vật tồn dư cao hơn so với giới hạn mà Quy định đặt ra. 

Quy định EU số 540/2011, ngày 25/5/2011 xác định các hoạt chất đã được phê duyệt. 

Quy định EU số 2009/1793, ngày 22/10/2019 xác định một số biện pháp tạm thời về kiểm soát chất lượng hàng nhập khẩu từ nước thứ ba. 

Tiêu chuẩn MRL của các loại thuốc bảo vệ thực vật được xem xét sửa đổi liên tục

Về chúng tôi

ICAGREEN CO.,LTD

Address: (Hanoi Office) 12A01, Tower B, Hong Kong Tower, 243A De La Thanh Str., Lang Thuong Ward, Dong Da Dist., Ha Noi City, Viet Nam.

Mobile: +84 932104899/ + 84 986740349

WhatsApp, LINE, Wechat: +84 932104899

Email: hieutq8x@gmail.com

Website: thutucxuatnhapkhau.com.vn

DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU/ IMPORT – EXPORT SERVICE

Bản đồ

Hotline: 0932 104 899 Hotline: 0986.740.349 Chat Zalo Liên hệ