Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

 

BỘ NÔNG NGHIỆP VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN
——-

Số: 26/2016/TT-BNNPTNT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Hà Nội, ngày 30 tháng 06 năm 2016

THÔNG TƯ

QUY ĐỊNH VỀ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Căn cứ Luật thú y số 79/2015/QH13 ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật an toàn thực phẩm số 55/2010/QH12 ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 199/2013/NĐ-CP ngày 26/11/2013 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;

Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Thú y,

Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành Thông tư Quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

Chương I
NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng

  1. Phạm vi điều chỉnh
    Thông tư này quy định chi tiết khoản 3 Điều 53 của Luật thú y về Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản; nội dung, hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.
  2. Đối tượng áp dụng
    Thông tư này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến hoạt động vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam.

Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

  1. Động vật thủy sản sử dụng làm giống là động vật thủy sản sử dụng để sản xuất giống, làm giống để nuôi thương phẩm, làm cảnh, giải trí hoặc sử dụng với mục đích khác.
  2. Động vật thủy sản thương phẩm là động vật thủy sản còn sống sử dụng làm thực phẩm; làm nguyên liệu chế biến thực phẩm, thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản hoặc sử dụng với mục đích khác, trừ mục đích làm giống.
  3. Nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản là nơi lưu giữ động vật thủy sản trong thời gian quy định để thực hiện việc kiểm dịch.
  4. Nơi cách ly kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản là kho chứa hàng, phương tiện chứa đựng sản phẩm động vật thủy sản trong thời gian quy định để thực hiện việc kiểm dịch.

Bổ sung

Bổ sung

Bổ sung

Bổ sung

Điều 3. Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch; Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam; Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản

  1. Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch, miễn kiểm dịch được quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải phân tích nguy cơ trước khi nhập khẩu vào Việt Nam được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
  3. Danh mục đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này

Chương II
HỒ SƠ, NỘI DUNG KIỂM DỊCH

Điều 4. Hồ sơ đăng ký, khai báo kiểm dịch

  1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh: Giấy đăng ký kiểm dịch theo mẫu 01 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;
  3. a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo Mẫu 02 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
  4. b) Bản sao mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu của cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu có xác nhận của doanh nghiệp (đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có nguồn gốc từ những quốc gia, vùng lãnh thổ chưa có thỏa thuận về mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch với Việt Nam);
  5. c) Bản sao Giấy phép CITES có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản có trong Danh mục động vật, thực vật hoang dã nguy cấp, quý, hiếm theo quy định của pháp luật Việt Nam hoặc quy định của Công ước CITES);
  6. d) Bản sao Giấy phép nhập khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp đối với động vật thủy sản sử dụng để làm giống không có tên trong Danh mục giống thủy sản được phép sản xuất, kinh doanh ban hành kèm theo Quyết định số 57/2008/QĐ-BNN ngày 02/5/2008 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; động vật thủy sản làm thực phẩm không có tên trong Danh mục các loài thủy sản sống được phép nhập khẩu làm thực phẩm ban hành kèm theo Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
  7. Hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu; sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về:
  1. a) Đơn khai báo kiểm dịch theo Mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
  2. b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, trừ sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản của nước ngoài. Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa;
  3. c) Bản sao Giấy phép theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
  1. d) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp các giấy tờ liên quan đến lô hàng khi xuất khẩu (Giấy chứng nhận an toàn thực phẩm nếu có, thông báo triệu hồi lô hàng của doanh nghiệp, tờ khai hải quan, bảng kê danh mục hàng hóa) đối với sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về.

Bổ sung

Bổ sung

Điểm đ, e Khoản 3 Điều 4 được bổ sung bởi Khoản 1 Điều 5 Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT sau đó bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT

  1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật thủy sản:
  2. a) Văn bản đề nghị hướng dẫn kiểm dịch theo mẫu 04 TS (mẫu 05 TS đối với hàng nhập, xuất kho ngoại quan) Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
  3. b) Bản sao Hợp đồng thương mại có xác nhận của doanh nghiệp;
  4. c) Bản sao Giấy phép theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều này;
  5. d) Bản sao Giấy chứng nhận mã số kinh doanh tạm nhập, tái xuất hàng hóa theo quy định có xác nhận của doanh nghiệp;

đ) Bản sao Giấy phép quá cảnh hàng hóa theo quy định có xác nhận của doanh nghiệp;

  1. e) Bản sao Giấy phép tạm nhập tái xuất hàng hóa theo quy định có xác nhận của doanh nghiệp;
  2. g) Bản sao Quyết định thành lập kho ngoại quan có xác nhận của doanh nghiệp, trường hợp thuê kho thì phải có Hợp đồng thuê kho ngoại quan có xác nhận của doanh nghiệp (đối với hàng nhập, xuất kho ngoại quan).
  3. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm:
  4. a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
  5. b) Yêu cầu vệ sinh thú y của nước nhập khẩu hoặc chủ hàng (nếu có);
  6. c) Bản sao Giấy phép xuất khẩu thủy sản của Tổng cục Thủy sản có xác nhận của doanh nghiệp (đối với các loài thủy sản xuất khẩu phải đề nghị cấp phép theo quy định tại Thông tư số 04/2015/TT-BNNPTNT ngày 12/02/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn).
  7. Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước:
  1. a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
  2. b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp nộp bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ chưa cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu khi kiểm tra hàng hóa.

Bổ sung

Bổ sung

  1. Hồ sơ khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, tạm xuất tái nhập, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:
  1. a) Đơn theo mẫu 03 TS Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này;
  2. b) Bản sao có xác nhận của doanh nghiệp hoặc bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu. Trường hợp gửi bản sao hoặc tại thời điểm gửi hồ sơ chưa cung cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu thì phải gửi bản gốc Giấy chứng nhận kiểm dịch khi kiểm tra hàng hóa.

Bổ sung

Bổ sung

Điều 5. Đăng ký kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

  1. Trước khi vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh; động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch ra khỏi địa bàn cấp tỉnh chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 1 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp huyện được ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật nội địa).
    Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
  2. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa tiến hành xem xét tính hợp lệ của hồ sơ và thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.

Điều 6. Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định hoặc từ cơ sở thu gom, kinh doanh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

  1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại nơi nuôi giữ tạm thời; bể, ao ương con giống của các cơ sở nuôi trồng thủy sản; cơ sở thu gom, kinh doanh.
  2. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện kiểm dịch như sau:
  3. a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản;
  4. b) Kiểm tra lâm sàng;
  5. c) Lấy mẫu kiểm tra các bệ theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
  6. d) Kiểm tra điều kiệu vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

đ) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm d khoản 1 Điều 55 của Luật thú y;

  1. e) Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển;
  2. g) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nội địa nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, loại hàng, số lượng hàng, tên chủ hàng, nơi hàng đến, biển kiểm soát của phương tiện vận chuyển vào 16 giờ 30 phút hàng ngày.
  3. Trường hợp chỉ tiêu xét nghiệm bệnh dương tính, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định về phòng chống dịch bệnh thủy sản.

Điều 7. Kiểm dịch động vật thủy sản sử dụng làm giống xuất phát từ các cơ sở nuôi trồng thủy sản an toàn dịch bệnh hoặc được giám sát dịch bệnh vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

  1. Cơ sở phải bảo đảm được công nhận an toàn dịch hoặc được giám sát dịch bệnh đối với các bệnh động vật thủy sản theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.
  2. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện như sau:
  3. a) Kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;
  4. b) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 55 của Luật thú y;
  5. c) Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp động vật thủy sản giống lên phương tiện vận chuyển;
  6. d) Thực hiện theo quy định tại điểm g khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

Điều 8. Kiểm dịch động vật thủy sản thương phẩm xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

  1. Động vật thủy sản thương phẩm thu hoạch từ cơ sở nuôi không có dịch bệnh trong vùng công bố dịch, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau:
  2. a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, kích cỡ động vật thủy sản;
  3. b) Kiểm tra lâm sàng;
  4. c) Lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh đối với động vật thủy sản thương phẩm cảm nhiễm với bệnh được công bố dịch theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
  5. d) Thực hiện theo quy định tại điểm d, đ, e, g khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.
  6. Động vật thủy sản thu hoạch từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch phải được chế biến (xử lý nhiệt hoặc tùy từng loại bệnh có thể áp dụng biện pháp xử lý cụ thể bảo đảm không thể lây lan dịch bệnh) trước khi đưa ra khỏi vùng công bố dịch.

Điều 9. Kiểm dịch sản phẩm động vật thủy sản xuất phát từ vùng công bố dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh

  1. Việc kiểm dịch được thực hiện ngay tại cơ sở sơ chế, chế biến của chủ hàng.
  2. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch như sau:
  3. a) Kiểm tra số lượng, chủng loại sản phẩm động vật thủy sản;
  4. b) Kiểm tra việc thực hiện các quy định về sơ chế, chế biến thủy sản trước khi chưa ra khỏi vùng công bố dịch;
  5. c) Kiểm tra tình trạng bao gói, bảo quản, cảm quan đối với sản phẩm động vật thủy sản;
  6. d) Kiểm tra điều kiệu vệ sinh thú y phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo;

đ) Thực hiện theo quy định tại điểm d, đ và g khoản 2 Điều 6 của Thông tư này;

  1. e) Thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc phương tiện vận chuyển và các vật dụng kèm theo trước khi xếp hàng lên phương tiện vận chuyển;
  2. g) Kiểm tra, giám sát quá trình bốc xếp sản phẩm động vật thủy sản lên phương tiện vận chuyển; niêm phong phương tiện vận chuyển; thực hiện hoặc giám sát chủ hàng thực hiện việc vệ sinh, khử trùng tiêu độc nơi tập trung, bốc xếp hàng.
  3. Trường hợp sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, cơ quan kiểm dịch động vật nội địa không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch và tiến hành xử lý theo quy định.

Điều 10. Kiểm soát động vật thủy sản sử dụng làm giống tại địa phương tiếp nhận

  1. Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa tại địa phương tiếp nhận chỉ thực hiện kiểm dịch động vật sử dụng làm giống trong các trường hợp sau đây:
  2. a) Lô hàng vận chuyển từ địa bàn tỉnh khác đến không có Giấy chứng nhận kiểm dịch hoặc Giấy chứng nhận kiểm dịch không hợp lệ;
  3. b) Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa phát hiện có sự đánh tráo hoặc lấy thêm động vật thủy sản giống khi chưa được phép của cơ quan kiểm dịch động vật;
  4. c) Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu bệnh lý.
  5. Đối với các lô hàng phải kiểm dịch cơ quan kiểm dịch động vật nội địa thực hiện việc kiểm dịch, cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm a, b, c, d và đ khoản 2 Điều 6 của Thông tư này.

Điều 11. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm

  1. Đăng ký kiểm dịch
    Trước khi xuất khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản có yêu cầu kiểm dịch, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Thông tư này đếnCơ quan Thú y vùng

 hoặc Chi cục Kiểm dịch động vật vùng trực thuộc Cục Thú y hoặc cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được Cục Thú y ủy quyền (sau đây gọi là cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu). Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.

  1. Tiếp nhận và xử lý hồ sơ
    Cơ quan tiếp nhận hồ sơ tiến hành kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ, nếu chưa hợp lệ thì đề nghị chủ hàng hoàn thiện hồ sơ theo quy định.
  2. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau
  3. a) Kiểm tra số lượng, chủng loại, bao gói động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
  4. b) Kiểm tra lâm sàng đối với động vật thủy sản; kiểm tra cảm quan, điều kiệu bảo quản, thực trạng hàng hóa đối với sản phẩm động vật thủy sản;
  5. c) Lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có), trừ các chỉ tiêu bệnh đã được công nhận an toàn dịch đối với cơ sở nuôi nơi xuất xứ của động vật thủy sản;
  6. d) Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch theo quy định tại điểm c khoản 2 Điều 42 của Luật thú y.
  7. Trường hợp chủ hàng hoặc nước nhập khẩu không yêu cầu kiểm dịch: Chủ hàng phải thực hiện kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư này.
  8. Kiểm soát động vật, sản phẩm động vật tại cửa khẩu xuất, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện như sau:
  9. a) Kiểm tra Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu;
  10. b) Kiểm tra triệu chứng lâm sàng đối với động vật thủy sản, thực trạng hàng hóa, điều kiện bao gói, bảo quản đối với sản phẩm động vật thủy sản;
  11. c) Xác nhận hoặc thực hiện cấp đổi Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu theo yêu cầu của chủ hàng.

Bổ sung

Điều 12. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm

  1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 1 Điều 57 của Luật Thú y.
  2. Trình tự, thủ tục, nội dung kiểm dịch thực hiện theo quy định tại khoản 2 và 3 Điều 57 của Luật thú y.

Điều 13. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước

  1. Đăng ký kiểm dịch
  1. a) Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 2 Điều 4 của Thông tư này đến Cục Thú y. Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp;
  2. b) Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch qua thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
  1. Khai báo kiểm dịch
  1. a) Sau khi Cục Thú y có Văn bản đồng ý, chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trước khi hàng đến cửa khẩu nhập;
  1. b) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu sau khi nhận được hồ sơ hợp lệ thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh theo quy định.
  1. Chuẩn bị nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản nhập khẩu
  2. a) Chủ hàng có trách nhiệm bố trí địa điểm cách ly kiểm dịch;
  3. b) Nơi cách ly kiểm dịch được bố trí tại địa điểm bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y, được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu kiểm tra và giám sát trong thời gian nuôi cách ly kiểm dịch.
    Trường hợp động vật thủy sản nuôi ở lồng, bè trên biển thì phải được nuôi cách ly ở lồng, bè cách biệt với khu vực nuôi trồng thủy sản; nếu động vật thủy sản nuôi tại cơ sở trên đất liền phải được nuôi cách ly ở bể, ao riêng biệt.
  4. c) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu có trách nhiệm kiểm tra điều kiệu vệ sinh thú y bảo đảm điều kiện để cách ly kiểm dịch và thông báo kết quả kiểm tra cho chủ hàng, Cục Thú y qua thư điện tử hoặc fax, sau đó gửi bản chính.
  5. Nội dung kiểm dịch
  6. a) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 47 của Luật thú y;
  1. b) Đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống: Lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
  2. c) Đối với động vật thủy sản thương phẩm: Lấy mẫu giám sát chất tồn dư độc hại theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này; chỉ lấy mẫu xét nghiệm bệnh thủy sản nếu phát hiện động vật thủy sản có dấu hiệu mắc bệnh được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư này;
  1. d) Thời gian nuôi cách ly kiểm dịch: Không quá 10 ngày đối với động vật thủy sản làm giống, không quá 03 ngày đối với động vật thủy sản thương phẩm kể từ ngày cách ly kiểm dịch; trường hợp kéo dài hơn thời gian nêu trên thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;

đ) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: Lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này.

  1. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch
  2. a) Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với sản phẩm thủy sản đạt yêu cầu, thông báo cho chủ hàng, cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan; trường hợp kéo dài hơn 05 ngày làm việc thì cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thông báo đến chủ hàng bằng văn bản và nêu rõ lý do;
  1. b) Ngay sau khi kết thúc thời gian nuôi cách ly kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với động vật khỏe mạnh, các xét nghiệm bệnh theo quy định đạt yêu cầu, thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến và để chủ hàng hoàn thiện thủ tục hải quan;
  1. c) Thông báo cho cơ quan kiểm dịch động vật nơi đến qua thư điện tử hoặc fax các thông tin gồm: Số Giấy chứng nhận kiểm dịch, ngày cấp, số lượng hàng ngay sau khi cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.
  2. Thông báo vi phạm: Trường hợp phát hiện lô hàng Vi phạm các chỉ tiêu được kiểm tra, Cục Thú y thông báo bằng Văn bản cho cơ quan thẩm quyền nước xuất khẩu tiến hành điều tra nguyên nhân, yêu cầu có hành động khắc phục và báo cáo kết quả.
    Chủ hàng có trách nhiệm thực hiện việc xử lý lô hàng vi phạm theo hướng dẫn của cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.

Bổ sung

Điều 14. Kiểm dịch nhập khẩu sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài; sản phẩm động vật thủy sản làm hàng mẫu; sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu bị triệu hồi hoặc bị trả về

  1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nơi nhập hàng.
    Hình thức gửi hồ sơ: Qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
    Trong thời gian 01 ngày làm việc kể từ khi tiếp nhận hồ sơ, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xác nhận Đơn khai báo kiểm dịch để chủ hàng làm thủ tục hải quan và thông báo cho chủ hàng thời gian, địa điểm tiến hành kiểm dịch, nếu hồ sơ chưa hợp lệ thì hướng dẫn chủ hàng hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
  1. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện việc kiểm dịch như sau:
  2. a) Kiểm tra điều kiện bảo quản, quy cách bao gói, ghi nhãn, ngoại quan của sản phẩm;
  3. b) Trường hợp nghi ngờ hoặc phát hiện hàng hóa không đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y thì lấy mẫu để kiểm tra các chỉ tiêu vệ sinh thú y.
  1. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch
  1. a) Trong thời gian 02 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với lô hàng bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y;
  1. b) Trường hợp lô hàng phải lấy mẫu kiểm tra: Trong thời gian 05 ngày làm việc kể từ khi bắt đầu kiểm dịch, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu đối với lô hàng bảo đảm các yêu cầu vệ sinh thú y.

Bổ sung

  1. Kiểm tra giám sát sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu; hàng bị triệu hồi hoặc trả về:
  2. a) Lấy mẫu giám sát các chỉ tiêu theo quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Thông tư này;
  3. b) Thông báo vi phạm: Thực hiện theo quy định tại khoản 6 Điều 13 của Thông tư này.

Điểm c Khoản 3 Điều 14 được bổ sung bởi Khoản 6 Điều 5 Thông tư số 02/2018/TT-BNNPTNT sau đó bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT

Điều 15. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam

  1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này đến Cục Thú y.
    Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
  2. Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch bằng thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
  3. Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Thông tư này đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
    Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch theo quy định tại Điều 50 của Luật thú y.

Điều 16. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm xuất tái nhập

  1. Kiểm dịch tạm xuất thực hiện theo quy định về kiểm dịch xuất khẩu.
  2. Kiểm dịch tái nhập thực hiện theo quy định về kiểm dịch nhập khẩu.

Điều 17. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập, xuất kho ngoại quan

  1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch theo quy định tại khoản 4 Điều 4 của Thông tư này đến Cục Thú y. Hình thức gửi hồ sơ: Gửi qua đường bưu điện hoặc thư điện tử, fax sau đó gửi hồ sơ gốc hoặc gửi trực tiếp.
  2. Cục Thú y gửi văn bản đồng ý kiểm dịch bằng thư điện tử cho chủ hàng và cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
  3. Sau khi Cục Thú y có văn bản đồng ý, trước khi hàng đến cửa khẩu chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch theo quy định tại khoản 7 Điều 4 của Thông tư này cho cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu.
  1. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa nhập vào kho ngoại quan như sau:
  2. a) Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển để chủ hàng vận chuyển hàng hóa từ cửa khẩu nhập về kho ngoại quan;
  3. b) Tại kho ngoại quan, cơ quan kiểm dịch cửa khẩu phối hợp với cơ quan hải quan kiểm tra thực trạng lô hàng, xác nhận để chủ hàng nhập hàng vào kho ngoại quan.
  4. Trước khi xuất hàng ra khỏi kho ngoại quan chủ hàng phải gửi hồ sơ khai báo kiểm dịch đế cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định sau đây:
  5. a) Đối với sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu hồ sơ theo quy định tại khoản 3 Điều 4 của Thông tư này;
  6. b) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu sang nước khác hoặc tàu du lịch nước ngoài hồ sơ theo quy tại khoản 5 Điều 4 của Thông tư này;
  7. c) Đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu để tiêu thụ trong nước hồ sơ theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Thông tư này.
  8. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch hàng hóa xuất ra khỏi kho ngoại quan như sau:
  9. a) Thực hiện theo quy định tại khoản 2, 3 và 4 Điều 14 của Thông tư này đối với sản phẩm động vật thủy sản làm nguyên liệu gia công, chế biến thực phẩm xuất khẩu;
  10. b) Thực hiện theo quy định tại khoản 4, 5 và 6 Điều 13 của Thông tư này đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản tiêu thụ trong nước;
  1. c) Thực hiện theo quy định tại điểm a, b, d khoản 3 và điểm a, b khoản 5 Điều 11 của Thông tư này; lấy mẫu kiểm tra, xét nghiệm các chỉ tiêu theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc của chủ hàng (nếu có) đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu;
  2. d) Trường hợp lô hàng được xuất ra khỏi kho ngoại quan từng phần, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu trừ lùi số lượng hàng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu, lưu bản sao chụp vào hồ sơ kiểm dịch. Giấy chứng nhận kiểm dịch gốc của nước xuất khẩu sẽ được cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thu lại và lưu vào hồ sơ của lần xuất hàng cuối cùng của lô hàng.

Điều 18. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tham gia hội chợ, triển lãm; động vật thủy sản biểu diễn nghệ thuật

  1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh thực hiện theo quy định tại Điều 6, Điều 7, Điều 8, Điều 9 của Thông tư này.
  2. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thực hiện theo quy định tại Điều 13 của Thông tư này
  3. Khi kết thúc hội chợ, triển lãm, biểu diễn nghệ thuật: Chất thải, nước thải phải được xử lý đạt yêu cầu trước khi xả ra môi trường.

Điều 19. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện.

  1. Chủ hàng gửi 01 bộ hồ sơ đăng ký kiểm dịch đến cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại khoản 5 Điều 4 của Thông tư này.
  2. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau:
  3. a) Đối với động vật thủy sản: Kiểm tra lâm sàng, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
  4. b) Đối với sản phẩm động vật thủy sản: Kiểm tra cảm quan, lấy mẫu xét nghiệm các chỉ tiêu vệ sinh thú y theo yêu cầu của chủ hàng hoặc nước nhập khẩu;
  5. c) Hướng dẫn chủ hàng thực hiện nhốt giữ thủy sản, bao gói sản phẩm thủy sản theo quy định, niêm phong hoặc đánh dấu hàng gửi và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y;
  6. d) Hướng dẫn chủ hàng xử lý đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản không bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y để xuất khẩu.

Điều 20. Kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu mang theo người, gửi qua đường bưu điện

  1. Khi nhập khẩu động vật, sản phẩm động vật thủy sản không vì mục đích kinh doanh, chủ hàng phải nộp 01 bộ hồ sơ khai báo kiểm dịch nhập khẩu với cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu theo quy định tại khoản 6 Điều 4 của Thông tư này.
  2. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch như sau:
  3. a) Kiểm tra hồ sơ kiểm dịch, Giấy chứng nhận kiểm dịch của nước xuất khẩu, đối chiếu với chủng loại, số lượng, khối lượng hàng thực nhập;
  4. b) Kiểm tra thực trạng lô hàng; điều kiện nuôi nhốt động vật thủy sản; bao gói, bảo quản sản phẩm động vật thủy sản;
  5. c) Trường hợp phát hiện loài thủy sản không có trong danh mục các loài thủy sản nhập khẩu thông thường, động vật thủy sản mắc bệnh, sản phẩm động vật thủy sản có biểu hiện biến chất thì xử lý tiêu hủy hoặc trả về nước xuất khẩu;
  6. d) Sau khi kiểm tra, động vật thủy sản khỏe mạnh, sản phẩm động vật thủy sản bảo đảm yêu cầu vệ sinh thú y; được nhốt giữ, bao gói, bảo quản theo quy định, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch nhập khẩu để chủ hàng làm thủ tục hải quan, bưu điện.
  7. Không được mang theo người sản phẩm thủy sản ở dạng tươi sống.

Điều 21. vận chuyển mẫu bệnh phẩm thủy sản

  1. Khi có yêu cầu nhận mẫu bệnh phẩm từ nước ngoài gửi về Việt Nam hoặc gửi mẫu bệnh phẩm từ Việt Nam ra nước ngoài, chủ hàng phải gửi 01 đơn đăng ký kiểm dịch theo Mẫu 06 TS ban hành kèm theo phụ lục V của Thông tư này đến Cục Thú y.
  2. Trong thời gian 05 ngày làm việc, kể từ khi nhận được đơn đăng ký hợp lệ, Cục Thú y có trách nhiệm trả lời chủ hàng không chấp thuận hoặc chấp thuận.
  3. Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu thực hiện kiểm dịch vận chuyển mẫu bệnh phẩm như sau:
  4. a) Kiểm tra văn bản chấp thuận của Cục Thú y và các giấy tờ khác có liên quan; tình trạng bao gói, bảo quản mẫu bệnh phẩm;
  5. b) Cấp Giấy chứng nhận vận chuyển đối với mẫu bệnh phẩm có hồ sơ hợp lệ; được bao gói, bảo quản đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y.

Chương III
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

Điều 22. Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân

  1. Trách nhiệm của Cục Thú y
  1. a) Kiểm tra, đánh giá năng lực và quyết định ủy quyền cho cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh thực hiện kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm thủy sản xuất, nhập khẩu tại một số cửa khẩu biên giới đường bộ;
  2. b) Chủ trì tổ chức thực hiện theo quy định tại điểm a khoản 1 và điểm a khoản 2 Điều 59 của Luật thú y;
  3. c) Hướng dẫn cácCơ quan Thú y vùng, Chi cục Kiểm dịch động vật vùng, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo quy định tại Thông tư này.

Bổ sung

Bổ sung

  1. Trách nhiệm củaCơ quan Thú y vùng, Cục kiểm dịch động vật vùng, cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh được ủy quyền
  2. a) Thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất, nhập khẩu theo quy định;
  3. b) Báo cáo Cục Thú y theo tháng, quý, năm thông tin về động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu.
  4. Trách nhiệm của cơ quan quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh
  5. a) Tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản lưu thông trong nước theo quy định tại Thông tư này và hướng dẫn của Cục Thú y;
  6. b) Ủy quyền cho kiểm dịch viên động vật thực hiện việc kiểm dịch và cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh theo đúng quy định của pháp luật;
  7. c) Báo cáo Cục Thú y theo tháng, quý, năm thông tin về động vật, sản phẩm động vật thủy sản lưu thông trong nước.
  8. Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản có trách nhiệm tổ chức thực hiện kiểm dịch động vật, sản phẩm thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm theo quy định tại Thông tư này.
  9. Trách nhiệm của chủ hàng
  10. a) Chấp hành các quy định của Thông tư này, pháp luật thú y và pháp luật khác có liên quan trong việc kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
  11. b) Thanh toán các chi phí kiểm dịch, xét nghiệm; các khoản chi phí thực tế cho việc xử lý, tiêu hủy lô hàng không đạt yêu cầu (nếu có) theo quy định hiện hành.

Điều 23. Điều khoản chuyển tiếp
Các loại mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển trong nước theo quy định tại Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản đã được in ấn được phép sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2017.

Điều 24. Hiệu lực thi hành

  1. Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 8 năm 2016.
  2. Thông tư này thay thế các Thông tư sau đây:
  3. a) Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Quy định trình tự, thủ tục kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản;
  4. b) Thông tư số 43/2010/TT-BNNPTNT ngày 14/7/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Sửa đổi, bổ sung Điều 16 và Điều 17 của Thông tư số 06/TT-BNN-NNPTNT ngày 02/02/2010 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
  5. c) Thông tư số 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/7/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch;
  6. Thông tư này bãi bỏ:
  7. a) Điều 5 của Thông tư số 47/2010/TT-BNNPTNT ngày 03/8/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều quy định về thủ tục hành chính của Quyết định 71/2007/QĐ-BNN ngày 06/8/2007; Quyết định 98/2007/QĐ-BNN ngày 03/12/2007; Quyết định số 118/2008/QĐ-BNN ngày 11/12/2008 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010;
  8. b)Điều 2của Thông tư số 51/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư 25/2010/TT-BNNPTNT ngày 08/4/2010 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010;
  9. c) Điều 2 của Thông tư số 53/2010/TT-BNNPTNT ngày 10/9/2010 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 86/2005/QĐ-BNN ngày 26/12/2005 và Thông tư số 06/2010/TT-BNNPTNT ngày 02/02/2010.
  10. Trong quá trình thực hiện, nếu có vướng mắc, nghị các tổ chức, cá nhân thông báo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để phối hợp xử lý kịp thời./.
Nơi nhận:
– Thủ tướng Chính phủ;
– Các Phó thủ tướng Chính phủ;
– Văn phòng Chính phủ;
– Công báo Chính phủ, Website Chính phủ;
– Bộ trưởng, các Thứ trưởng Bộ NN&PTNT;
– UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Các Tổng cục, Cục, Vụ, Trung tâm trực thuộc Bộ NN&PTNT;
– Cục Kiểm tra Văn bản – Bộ Tư pháp;
– Các đơn vị trực thuộc Cục Thú y;
– Sở NN&PTNT các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ;
– Chi cục có chức năng quản lý chuyên ngành thú y cấp tỉnh;
– Lưu: VT, TY.
KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG

Vũ Văn Tám

PHỤ LỤC I

DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN THUỘC DIỆN PHẢI KIỂM DỊCH, MIỄN KIỂM DỊCH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

A -Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch

  1. Động vật thủy sản
  2. Cá: Các loài cá có vẩy, cá da trơn và các loài cá khác.
  3. Giáp xác: Tôm, cua, ghẹ và các loài giáp xác sống dưới nước khác.
  4. Thân mềm: Mực, bạch tuộc, ốc, trai, nghêu (ngao), sò, hầu và các loài thân mềm sống dưới nước khác.
  5. Động vật lưỡng cư: Ếch, nhái và các loài lưỡng cư khác.
  6. Bò sát: Rùa, ba ba, đồi mồi, cá sấu, và các loài bò sát sống dưới nước hoặc bò sát lưỡng cư khác.
  7. Xoang tràng: Sứa, thủy tức, san hô.
  8. Da gai: Hải sâm, cầu gai.
  9. Hải miên.
  10. Động vật có vú sống dưới nước: Cá voi, hải cẩu, rái cá và các loài động vật có vú khác sống dưới nước.
  11. Các loài động vật thủy sản khác.
  12. Các đối tượng động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.
  13. Sản phẩm động vật thủy sản
  14. Phôi, trứng, tinh trùng và ấu trùng của các loài thủy sản.
  15. Sản phẩm động vật thủy sản ở dạng tươi sống, sơ chế, đông lạnh, ướp lạnh (bao gồm cả động vật thủy sản đã chết ở dạng nguyên con).
  16. Sản phẩm động vật thủy sản ướp muối, sản phẩm đã qua xử lý (phơi khô, sấy khô, hun khói).
  17. Sản phẩm động vật thủy sản ở dạng chế biến, đóng hộp; dầu cá.
  18. Trứng tươi, trứng muối và các sản phẩm từ trứng động vật thủy sản.
  19. Da, da lông, vây, vẩy, vỏ động vật thủy sản ở dạng tươi, khô, ướp muối.
  20. Các đối tượng sản phẩm động vật thủy sản khác thuộc diện phải kiểm dịch theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các Điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập.

B – Danh mục động vật, sản phẩm động vật thủy sản miễn kiểm dịch

  1. Động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu thuộc diện ngoại giao.
  2. Sản phẩm động vật thủy sản đã qua chế biến dùng làm thực phẩm nhập khẩu mang theo người để tiêu dùng cá nhân (không quá 05 kg).

PHỤ LỤC II

DANH MỤC ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN THUỘC DIỆN PHẢI PHÂN TÍCH NGUY CƠ
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

  1. Động vật thủy sản làm giống (bao gồm cả trứng, phôi, tinh trùng và ấu trùng của chúng) và động vật thủy sản thương phẩm còn sống.
  2. Sản phẩm động vật thủy sản ở dạng tươi sống, đông lạnh, ướp lạnh.
  3. Các loại động vật, sản phẩm động vật thủy sản quy định tại mục 1, 2 của Phụ lục này được phân tích nguy cơ trong các trường hợp:
  4. a) Có nguồn gốc từ quốc gia, vùng lãnh thổ lần đầu nhập khẩu vào Việt

Nam hoặc có nguy cơ cao về dịch bệnh động vật thủy sản;

  1. b) Phát hiện nhiễm đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản của Việt Nam;
  2. c) Đã được nhập khẩu vào Việt Nam nhưng bị áp dụng biện pháp tạm ngừng hoặc cấm nhập khẩu vào Việt Nam theo quy định để xem xét việc được nhập khẩu trở lại.
  3. Các loại động vật, sản phẩm động vật thủy sản không thuộc mục 1, 2 của Phụ lục này khi có nguy cơ gây lây lan dịch bệnh động vật thủy sản.
  4. Động vật, sản phẩm động vật quy định tại mục 1, 2 của Phụ lục này nhập khẩu với mục đích nghiên cứu khoa học không phải phân tích nguy cơ nhưng phải thực hiện việc kiểm dịch nhập khẩu.

PHỤ LỤC III

DANH MỤC ĐỐI TƯỢNG KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

  1. A.VI SINHVẬT, KÝ SINH TRÙNG GÂY BỆNH

Đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản bao gồm các vi sinh vật, ký sinh trùng gây ra các bệnh trên động vật thủy sản dưới đây:

  1. I. BỆNH Ở LOÀIGIÁPXÁC
TT Tên tiếng việt/Tên tiếng Anh Tên tác nhân gây bệnh Loài cảm nhiễm
1. Bệnh đốm trắng/White Spot Disease (WSD) White spot syndrome virus (WSSV) Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) và các loài giáp xác khác.
2. Hội chứng Taura/Taura Syndrome (TS) Taura syndrome virus (TSV) Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), Các loài tôm he (Penaeus setiferus, P. schmitti, P. monodon, P. chinensis, P. japonicus, P. aztecus, P. duorarum và Metapenaeus ensis)
3. Bệnh đầu vàng/Yellow Head Disease (YHD/GAD) Yellowhead complex virus (YHCV) Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
4. Bệnh MBV/Spherical Baculovirosis Monodon baculovirus (MBV) Tôm sú (Panaeus monodon)
5. Bệnh hoại tử dưới vỏ và cơ quan tạo máu/Infectious Hypodermal and Haematopoetic Necrosis (IHHN) Infectious hypodermal and haematopoetic necrosis virus (IHHNV) Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
6. Bệnh BP (Baculovirus penaei)/ Tetrahedral Baculovirosis Nucleopolyherdovirus (BP) Các loài tôm he (Penaeus spp)
7. Bệnh teo gan tụy/ Hepatopancreatic Parvovirus Disease (HPD) Hepatopancreatic Parvovirus (HPV) Tôm he (Penaeus spp) ở giai đoạn tôm giống
8. Bệnh trắng đuôi/White Tail Disease (WTD) – Macrobrachium rosenbergii Nodavirus (MrNV)

– Extra small virus (XSV)

Tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii)
9. Bệnh hoại tử gan tụy/ Necrotising Hepatopancreatitis (NHP) Vi khuẩn Proteobacteria Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), Tôm xanh châu Á Thái Bình Dương (P. stylirostris), tôm sú (P.monodon) ở giai đoạn hậu ấu trùng, tôm giống và tôm trưởng thành
10. Bệnh nấm ở tôm/Crayfish Plague Aphanomyces astaci Tôm càng nước ngọt (Astacus astacusAustropotamobius pallipesAustopotmobiss torrentiumAstacus leptodactylusPacifasticus leniusculusProcambarus clarkia)
11. Bệnh hoại tử tuyến ruột giữa do Baculovirus/Baculoviral Midgut gland Necrosis (BMN) Baculoviral midgut gland necrosis virus (BMNV) Tôm vua phương đông (Penaeus plebejus), Tôm Kuruma (P. japonicus), tôm trắng Trung Quốc (P. chinensis), Tôm sú (P. monodon), Tôm rằn (P. semisulcatus)
12. Bệnh hoại tử cơ (Bệnh đục cơ)/ Infectious Myonecrosis (IMN) Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei) (cảm nhiễm nhất), tôm sú (P. monodon) ở tất cả các giai đoạn sinh trưởng
13. Bệnh phát sáng/Luminous Bacteria Disease Vi khuẩn nhóm Luminescencet Vibrio: Vibrio harveyi Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm càng xanh (Macrobrachium rosenbergii) và các loài giáp xác khác.
14. Bệnh sữa trên tôm hùm/Milky Haemolymph Disease of Spiny Lobsters (MHD-SL) Rickettsia-like organism Tôm hùm (Panulirus spp)
15. Bệnh Rickettsia ở tôm he/ Rickettsial Disease of Penaeid Shimp Rickettsia Các loài tôm he (Penaeus spp)
16. Bệnh run chân do Rickettsia ở cua Rickettsia Một số loài cua nước ngọt và cua biển
17. Bệnh vi khuẩn dạng sợi ở giáp xác/Filamentous Bacterial Disease Vi khuẩn dạng sợi thuộc họ Cytophagcae: Leucothrix mucorCytophage sp, Flexibacter sp., Thiothrix sp., Flavobacterium sp Các loài giáp xác nuôi
18. Hội chứng gây tử vong tôm bố mẹ/Spawner Mortality Syndrome  (“Midcrop mortality Syndrome”) Vi rút thuộc họ Parvoviridae Tôm he các loài Penaeus monodonP. esculentusP. japonieus, P. merguiensis và Metapenaeu sensis
19. Bệnh còi do vi rút có nhân đa diện/Nuclear Polyhedrosis Baculovirosis (NPD) Vi rút thuộc họ Baculoviridae: Baculovirus penaei, Monodon baculovirus Các loài tôm he (Penaeus spp)
20. Bệnh đen mang trên tôm sú, tôm thẻ, tôm hùm/Black Gill Disease Do các yếu tố vô sinh hoặc do nấm Fusarrium spp Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm hùm (Panulirus ornatus)
21. Bệnh đỏ thân trên tôm hùm/Red Body Disease Do vi rút chưa xác định Tôm hùm (Panulirus ornatus)
22. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
23. Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) Enterocytozoon hepatopenaei sp.nov Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Liptopenaeus vanamei)
  1. BỆNH Ở LOÀI CÁ
TT Tên tiếng việt/Tên tiếng Anh Tên tác nhân gây bệnh Loài cảm nhiễm
1. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do EHNV/Epizootic Haematopoietic Necrosis (EHN) Epizootic haematopoietic necrosis virus- EHNV Cá vược vây đỏ (Perca fluvitilis), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá vược Macquarie (Macquaria australasica), cá ăn muỗi (Gambussia affinis), cá rô bạc (Bidyanus bidyanus), cá ngân hà miền núi (Galaxias olidus)
2. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu do IHNV/Infectious Haematopoietic Necrosis disease (IHN) Infectious haematopoietic necrosis virus – IHNV Các loài cá hồi (Oncorhynchus spp),cá hồi Ðại Tây Dương (Salmo salar)
3. Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép/Spring Viraemia of Carp (SVC) Spring viraemia of carp virus – SVCV Cá chép (Cyprinus carpio), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá mè hoa (Aristichthys nobilis), cá diếc (Carassius carassius), cá vàng (Cauratus), cá tin ca (Tinca tinca), cá nheo châu Âu (Silurus glanis)
4. Bệnh nhiễm trùng xuất huyết do vi rút/Viral Haemorrhagic Septicaemia (VHS) Viral haemorrhagic septicaemia virus- VHSV Các loài cá hồi (Oncorhynchus spp), cá cá hồi nâu (Salmo trutta), cá thyman (Thymallus thymallus), cá hồi trắng (Coregonus spp), cá chó (Esox lucius), cá bơn (Scophthalmus maximus), tuyết Thái Bình Dương (Gadus macrocephalus), cá trích Thái Bình Dương (Clupea pallasi), cá tuyết Ðại Tây Dương (Gadus morhua), cá vược châu Âu

(Dicentrarchuslabrax), cá tuyết chấm đen (Melanogrammus aeglefinus), cá tuyết đá (Rhinonemus cimbrius), cá trích cơm (Sprattus sprattus), cá trích (Clupea harengus), cá tuyết Na Uy (Trisopterus esmarkii), cá tuyết lam (Micromesistius poutassou), cá tuyết trắng (Merlangius merlangius), cá quế (Argentina sphyraena), cá bơn (Scophthalmus maximus)

5. Bệnh do RSIV/Red seabream iridoviral disease Red seabream iridovirus (RSIV) Cá tráp đỏ (Pagrus major), cá mùi đen (Acanthopagrus schlegeli), cá tráp vây vàng (Acanthopagrus latus), cá tráp đỏ (Evynnis japonica), Cá thu Nhật (Seriola quinqueradiata), cá thu lớn (Seriola dumerili), cá thu (Seriola lalandi), cá háo sọc (Pseudocaranx dentex), cá ngừ miền Bắc (Thunnus thynnus), cá thu Nhật Bản (Scomberomorus niphonius), Cá sa ba (Scomber 5ormone5e), Cá Sòng Nhật Bản (Trachurus japonicus), Cá vẹt Nhật Bản (Oplegnathus fasciatus), cá trác đá (Oplegnathus punctatus), cá giò (Rachycentron canadum), cá song (Trachinotus blochii), cá Sạo xám (Parapristipoma trilineatum), cá Kẽm lang (Plectorhinchus cinctus), cá hè Trung Hoa (Lethrinus haematopterus), cá hè dài (Lethrinus nebulosus), largescale blackfish (Girella punctata), cá đá (Sebastes schlegeli), cá đỏ dạ lớn (Pseudosciaena crocea), cá Vược Nhật (Lateolabrax japonicus), Lateolabrax sp, cá vược (Lates calcarifer), cá vược đen (Micropterus salmoides), cá bơn vằn răng thưa (Paralichthys olivaceus), spotted halibut (Verasper variegatus), Cá nóc hổ (Takifugu rubripes), cá rô mo Trung Quốc (Siniperca chuatsi), cá hồng Mỹ (Sciaenops ocellatus), cá đối mục (Mugil cephalus), cá mú các loài (Epinephelus spp)
6. Bệnh do KHV/Koi herpesvirus disease Koi Herpesvirus (KHV) Cá chép (Cyprinus carpio), cá chép koi (C. carpio koi)
7. Bệnh hoại huyết cá hồi/ Infectious Salmon Anaemia (ISA) Infectious Salmon anaemia virus (ISAV) Các loài cá hồi (Oncorhynchus spp)
8. Bệnh hoại tử thần kinh/Viral Nervous Necrosis/ Viral Encephalopathy and Retinopathy Betanodavirus Cá chẽm con (Lates calcarifer), cá vược châu Âu (Dicentrarchus labrax), cá bơn(Scophthalmus maximus), cá bơn lưỡi ngựa (Hippoglossus hippoglossus), cá vẹt Nhật Bản (Oplegnathus fasciatus), cá mú chấm đỏ (Epinepheles akaara), cá háo vằn (Pseudocaranx dentex), cá nóc hổ (Takifugu rubripes), cá bơn Nhật Bản (Paralichthys olivaceus), cá mú tảo bẹ (Epinephelus moara), cá mú chấm nâu (Epinephelus malabaricus), cá mùi đá (Oplegnathus punctatus), một số loài cá nuôi biển khác
9. Bệnh do vi rút Oncorhynchus masou trên cá hồi/

Oncorhynchus masou Virus Disease (OMVD)

Oncorhynchus masou Các loài cá hồi (Oncorhynchus spp)
10. Bệnh xuất huyết do reovirus/

Grass Carp Haemorrhagic Disease (GCHD)

Reovirus Cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idella), cá trắm đen (Mylopharyngodon piceus), cá lòng tong clicker (Pseudorasbora parva), cá Mè hoa (Aristichthys nobilis), cá mè trắng (Hypophthalmichthys molitrix), cá vàng (Carassius auratus), cá chép (Cyprinus carpio).
11. Bệnh đốm trắng nội tạng (bệnh gan thận mủ ) ở cá da trơn/Enteric Septicaemia of Catfish (ESC) Edwardsiella ictaluri Cá nheo (Ictalurus melas), cá trê Mỹ (Ictalurus furcatus), brown bullhead (Ictalurus nebulosus), cá trê sông (Ictalurus punctatus), glass knife fish (Eigenmannia virescens), cá hồng cam (Puntius conchonius), sind danio (Devario devario), cá tra (Pangasiushypophthalmus), cá trê trắng (Clarias batrachus), white catfish (Ictalurus cactus), yellow bullhead (Ictalurus natalis), cá ngựa vằn (Danio rerio), cá hồi Chinook (Oncorhynchus tshawytscha), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss)
12. Bệnh hoại tử tuyến tụy/Infectious Pancreatic Necrosis (IPN) Infectious Pancreatic Necrosis Virus (IPNV) Cá hồi Đại Tây Dương (Salmo salar), cá hồi suối (Salvelinus fontinalis), cá hồi nâu (Salmo trutta), cá ngựa vằn (Danio rerio), cá hồi vân (Oncorhynchus mykiss), cá cam sọc (Seriola lalandi)
13. Hội chứng bơi xoắn ở cá rô phi/ Spinning Tilapia Syndrome (STS) Iridovirus Các loài cá rô phi (Oreochoromis spp)
14. Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn

Streptococcus/Streptococcosis

Streptococcus Các loài cá nước ngọt và nước mặn.
15. Bệnh vi khuẩn ở thận cá/Bacterial Kidney Disease of Fish (BKD) Renibacterium salmoninarum Cá thuộc họ cá hồi Salmonidae, các loài Oncorhynchus (cá hồi

Thái Bình Dương và cá hồi vân)

16. Bệnh do vi khuẩn Flexibacter ở cá/Flexibacter Disease Flexibacter spp Cá chình (Anguilla japonica, A. anguilla), cá Misgurnus anguillicaudatus, cá diếc (Carassius auratus), cá chép (Cyprinus carpio), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus), cá rô phi (Oreochromis mosambicus), cá trê vàng (Clarias macrocephalus), cá chẽm (Lates calcarifer), cá hồng (Lutjanus spp), cá mú (Epinephelus spp)
17. Bệnh nấm hạt Dermocystidiosis/ Dermocystidiosis–a gill disease due to Dermocystidium spp Dermocystidium spp Các loài cá nước ngọt và nước mặn
18. Bệnh nấm Ichthyophonosis/ Ichthyophonosis Ichthyophonus spp Cá hồi, cá trích (Clupea harengus), cá vây vàng (Limanda ferruginea)
19. Bệnh nấm mang/Gill Fungus Disease Một số loài nấm thuộc giống Branchiomyces Các loài cá nước ngọt
20. Bệnh u nang bạch huyết/ Lymphocystis Iridovirus Có ở các bộ: Perciformes, Pleuronectifomes, Tetraodontifomes, Clupeifomes, Salmonifomes, Opidiifomes, Cyprinodontifomes
21. Bệnh sán lá đơn chủ đẻ con/ Gyrodactylosis Gyrodactylus salaris Các loài cá nước ngọt và nước mặn
22. Bệnh sán lá 16 móc/Dactylogyrosis Dactylogyrus spp Các loài cá nước ngọt và nước mặn
23. Hội chứng lở loét/Epizootic Ulcerative Syndrome (EUS) Aphanomyces invadans Các loài cá nước ngọt và nước mặn

III. BỆNH Ở LOÀI THÂN MỀM (NHUYỄN THỂ)

TT Tên tiếng việt/Tên tiếng Anh Tên tác nhân gây bệnh Loài cảm nhiễm
1. Bệnh do virus gây chết ở Bào ngư/Abalone Viral Mortality Putative herpesvirus Các loài bào ngư (Haliotis spp)
2. Bệnh do bào tử Bonamia exitiosa/ Infection with Bonamia exitiosa Bonamia exitiosa Ostrea chilensis

Ostrea angasi

3. Bệnh do bào tử Bonamia ostreae/Infection with Bonamia ostreae Bonamia ostreae Các loài hàu (Ostrea spp)
4. Bệnh do Perkinsus olseni/ Infection with Perkinsus olseni Perkinsus olseni Sò, nghêu, ngao (Meretrix sp., Anadara trapezia, Austrovenus stutchburyi, Tapes decussatus, Tapes philippinarum, Pitar rostrata), hầu (Crassostrea gigas, C. ariakensis, C. sikamea, C. rivularis), trai (Pinctada margaritifera, P. martensii), bào ngư (Haliotis rubra, H. laevigata, H. scalaris, H. cyclobates), tu hài (Lutraria philipinarum)
5. Bệnh do Marteilia refringens/ Infection with Marteilia refringens Marteilia refringens Hầu (Ostrea spp), vẹm (Mytilus spp)
6. Bệnh do Perkinsus marinus/ Infection with Perkinsus marinus Perkinsus marinus Hầu (Crassostrea virginica, C. gigas, C. ariakensis, C. rhizophorae, C. rivularis), nghêu, ngao (Meretrix sp.), tu hài (Lutraria philipinarum)
7. Bệnh do Xenohaliotis californiensis/Infection with Xenohaliotis californiensis Xenohaliotis californiensis Các loài bào ngư (Haliotis spp)
8. Bệnh Mikrocytos/Mikrocytosis Mikrocytos mackini, M. roughleyi Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas), hầu châu Âu (Ostrea edulis), hầu Olympia (O. conchaphila, O. lurida), hầu Mỹ (Crassostrea virginica), hầu đá Sydney (Saccostrea glomerata), Crassostrea commercialis, Saccostreacommercialis
9. Bệnh Haplosporidum/ Haplosporidiosis Haplosporidium costale, H. nelsoni Hầu Mỹ (Crassostrea virginica), hầu Thái Bình Dương (C. gigas)
10. Bệnh Marteilioides/ Marteilioidosis Marteilioides chungmuenis, M. branchialis Hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas), hầu đá Sydney (Saccostrea commercialis)
11. Bệnh màng áo ở hầu do vi rút/ Iridovirosis (Oyster Velar Virus Disease) Iridovirus Ấu trùng hầu Thái Bình Dương (Crassostrea gigas)
  1. BỆNH Ở ĐỘNGVẬT LƯỠNG CƯ
TT Tên tiếng việt/Tên tiếng Anh Tên tác nhân gây bệnh Loài cảm nhiễm
1. Bệnh do ranavirus/ Infection with Ranavirus Ranavirus Ếch (Rana spp)
2. Bệnh do Batrachochytrium dendrobatidis/ Infection with Batrachochytrium dendrobatidis Batrachochytrium dendrobatidis Ếch (Rana spp)
3. Bệnh do nấm Chytridiomyco/ Chytridiomycosis Một số loài nấm thuộc ngành Chytridiomycota Các loài ếch
  1. BỆNH Ở LOÀIBÒSÁT LƯỠNG CƯ
TT Tên tiếng việt/Tên tiếng Anh Tên tác nhân gây bệnh Loài cảm nhiễm
1. Bệnh đốm trắng trên ba ba/ White Spots Disease Nấm Achlya và Aeromonas hydrophila Các loài ba ba
2. Bệnh đậu mùa trên cá sấu/ Crocodile Pox Parapoxvirus Các loài cá sấu
3. Bệnh viêm gan do Adenovirus trên cá sấu/ Adenoviral Hepatitis Adenoviral hepatitis Các loài cá sấu
4. Bệnh do Mycoplasma trên cá sấu/ Mycoplasmosis Mycoplasma sp Các loài cá sấu
5. Bệnh do vi khuẩn Dermatophilus trên cá sấu/ Dermatophilosis Dermatophilus sp Các loài cá sấu
6. Nhiễm trùng hô hấp ở ba ba/ Respiratory infections in tortoise E. coli, Aeromonia, hoặc các vi khuẩn gram (-) khác; Retroviruses, Herpesvirus; nấm Aspergillis và Candida và các tác nhân vô sinh khác Các loài ba ba
  1. BỆNH CHUNG CHO NHIỀU LOÀI THỦY SẢN
TT Tên tiếng việt/Tên tiếng Anh Tên tác nhân gây bệnh
1. Bệnh nhiễm trùng máu do vi khuẩn Aeromonas di động Septicemia caused by motile Aeromonas
2. Bệnh do vi khuẩn Aeromonas không có khả năng di động Infection with non-motile Aeromonas
3. Bệnh do Vibriosis ở thủy sản Infection with Vibrio
4. Bệnh do vi khuẩn Pseudomonas Infection with Pseudomonas
5. Bệnh do vi khuẩn Mycobacterium Infection with Mycobacterium
  1. CÁCĐỐITƯỢNG KHÁC

Các đối tượng kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản khác theo yêu cầu của nước nhập khẩu hoặc theo quy định của các điều ước quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc gia nhập hoặc tuỳ theo tình hình dịch bệnh động vật ở trong nước và trên thế giới.

PHỤ LỤC IV

CHỈ TIÊU XÉT NGHIỆM, GIÁM SÁT
ĐỐI VỚI ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN (1)
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

  1. Động vật thủy sản
  2. Các bệnh ở động vật thủy sản
TT Tên bệnh (tên tiếng Anh) Tác nhân gây bệnh Một số thủy sản nuôi cảm nhiễm với bệnh
Bệnh ở loài giáp xác
1. Bệnh đốm trắng (White Spot Disease) White spot syndrome virus (WSSV) Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei), tôm hùm (Panulirus sp.), cua biển (Scylla serrata)
2. Hội chứng Taura (Taura Syndrome) Taura syndrome virus (TSV) Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
3. Bệnh đầu vàng (Yellow Head Disease) Yellow head virus (YHV) Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
4. Bệnh hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Disease) Infectious Myonecrosis Virus (IMNV) Tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei)
5. Bệnh hoại tử cơ quan tạo máu và cơ quan biểu mô (Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Disease) Infectious Hypodermal and Hematopoitic Necrosis Virus (IHHNV) Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei).
6. Bệnh hoại tử gan tụy cấp tính ở tôm nuôi (Acute Hepatopancreatic Necrosis Disease – AHPND) Vibrio parahaemolyticus có mang gen độc lực Tôm sú (Penaeus monodon), tôm chân trắng (Litopenaeus vannamei).
7. Bệnh sữa trên tôm hùm (Lobster Milky Disease – LMD) Rickettsia-like Tôm hùm bông (Panulirus ornatus), tôm hùm đá (P. homarus), tôm hùm sỏi (P. stimpsoni), tôm hùm đỏ (P. longipes), tôm hùm tre (P. polyphagus), tôm hùm sen (P. versicolor).
8. Vi bào tử trùng Enterocytozoon hepatopenaei (EHP) Tôm sú (Penaeus monodon), Tôm chân trắng (Liptopenaeus vanamei).
Bệnh ở loài cá
1. Bệnh xuất huyết mùa xuân ở cá chép (Spring Viraemia of Carp) Spring viraemia of carp virus – SVCV Cá chép (Cyprinus carpio), cá chép koi (Cyprinus carpio koi), cá vàng (Carassius auratus), cá trắm cỏ (Ctenopharyngodon idellus)
2. Bệnh do KHV (Koi Herpesvirus Disease) Koi Herpesvirus (KHV) Cá chép (Cyprinus carpio), cá chép koi (Cyprinus carpio koi)
3. Bệnh hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis/Viral Encephalopathy and Retinopathy) Betanodavirus Cá song/cá mú (Epinephelus spp.), Cá vược/cá chẽm (Lates calcarifer), Cá giò/cá bớp (Rachycentron canadum)
4. Bệnh gan thận mủ ở cá da trơn (Enteric Septicaemia of Catfish) Edwardsiella ictaluri Cá tra (Pangasius hypophthalmus), cá ba sa (Pangasius bocourti), cá bông lau (Pangasius krempfi).
5. Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩn

Streptococcus/Streptococcosis

Streptococcus Cá rô phi (Oreochromis mosambicus, Oreochromis niloticus)

Bổ sung

Bệnh ở loài nhuyễn thể
1. Bệnh do Perkinsus Perkinsus marinus, P. olseni Tu hài (Lutraria philipinarum), hàu cửa sông (Crasostrea rivularis), nghêu, ngao (Meretrix sp.)

* Ghi chú: Số lượng mẫu lấy để kiểm tra, xét nghiệm các bệnh với tỷ lệ lưu hành là 10 % theo hướng dẫn tại mục III của Phụ lục này.

  1. Quy định về việc giám sát định kỳ
  2. Đối với các cơ sở nuôi trồng thủy sản chưa được công nhận an toàn dịch bệnh hoặc chưa được giám sát dịch bệnh theo quy định hoặc cơ sở thu gom, kinh doanh: Lấy mẫu giám sát định kỳ 02 tháng 1 lần để giám sát các chỉ tiêu bệnh theo quy định tại mục I của Phụ lục này.

Trường hợp, chủ cơ sở không thực hiện việc giám sát định kỳ thì cơ quan kiểm dịch động vật nội địa lấy mẫu kiểm tra các chỉ tiêu theo từng lô hàng.

  1. Số lượng mẫu lấy giám sát theo tỷ lệ lưu hành bệnh ước đoán là 10 % theo hướng dẫn tại mục III của Phụ lục này.
  2. Căn cứ vào kết quả giám sát định kỳ mầm bệnh và kiểm tra lâm sàng động vật trước khi vận chuyển động vật giống thủy sản ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, nếu động vật khỏe mạnh không mang mầm bệnh thì cơ quan kiểm dịch động vật nội địa cấp giấy chứng nhận kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

III. Bảng tính tỷ lệ lấy mẫu kiểm tra tác nhân gây bệnh đối với động vật thủy sản sống

 

Số con trong đàn

Tỷ lệ lưu hành (%)
0,5 1 2 3 4 5 10
50 46 46 46 37 37 29 20
100 93 93 76 61 50 43 23
 

Số con trong đàn

Tỷ lệ lưu hành (%)
0,5 1 2 3 4 5 10
250 192 156 110 75 62 49 25
500 314 223 127 88 67 54 26
1.000 448 256 136 92 69 55 27
2.500 512 279 142 95 71 56 27
5.000 562 288 145 96 71 57 27
10.000 579 292 146 96 72 29 27
100.000 594 296 147 97 72 57 27
1.000.000 596 297 147 97 72 57 27
>1.000.000 600 300 150 100 75 60 30
  1. Sản phẩm động vật thủy sản
  2. Sản phẩm động vật thủy sản dùng làm thực phẩm
  3. Lấy mẫu xét nghiệm theo từng lô hàng

1.1. Vi sinh vật, nấm men, nấm mốc:

Loại sản phẩm Chỉ tiêu kiểm tra Tiêu chuẩn đánh giá
Cá và thủy sản tươi: cá đông lạnh, cá tươi, các loại nhuyễn thể, các sản phẩm của cá (phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng) Tổng số VKHK Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế về an toàn thực phẩm.
Salmonella
E.Coli
Cl.perfringen
S.aureus
V. parahaemolyticus
Sản phẩm chế biến từ cá và thủy sản (dùng trực tiếp, không qua xử lý nhiệt trước khi sử dụng) TSVSVHK
Coliforms
E.coli
S.aureus
Cl.perfringens
Salmonella
V. parahaemolyticus
TSBTNM-M
Thủy sản khô sơ chế (phải xử lý nhiệt trước khi sử dụng) TSVSVHK
Coliforms
E.coli
S.aureus
Cl.perfringens
  Salmonella  
V. parahaemolyticus
Giáp xác và động vật thân mềm có vỏ hoặc đã bỏ vỏ gia nhiệt E. coli
Staphylococci dương tính với coagulase
Salmonella

1.2. Các chỉ tiêu cảm quan, lý hóa theo quy định.

  1. Kiểm tra giám sát

2.1. Các chỉ tiêu tồn dư hóa chất, kháng sinh, kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật:

  1. a) Các chỉ tiêu thuốc, hóa chất, kháng sinh cấm sử dụng trong thú y, thủy sản; kháng sinh sử dụng trong thú y, thủy sản;
  2. b) Các chỉ tiêu kim loại nặng, thuốc bảo vệ thực vật theo quy định.

2.2. Chỉ tiêu tác nhân gây bệnh trên động vật thủy sản: Các chỉ tiêu theo quy định tại mục I.A của Phụ lục này.

2.3. Phương thức kiểm tra giám sát:

  1. a) Chỉ tiêu, số mẫu lấy giám sát: Hằng năm, Cục Thú y hướng dẫn cụ thể chỉ tiêu, số mẫu lấy giám sát tùy theo tình hình thực tiễn cần kiểm soát các tác nhân về mầm bệnh, chất tồn dư độc hại (kim loại nặng, hóa chất bảo vệ thực vật, thuốc thú y và các chất độc hại khác) đối với động vật thủy sản thương phẩm, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu;
  2. b) Tần suất lấy mẫu:

– Cứ 06 lô hàng cùng chủng loại, cùng nguồn gốc xuất xứ, cùng một chủ hàng nhập khẩu thì lấy mẫu của 01 lô hàng để kiểm tra các chỉ tiêu giám sát.

– Trường hợp phát hiện chỉ tiêu kiểm tra không đạt yêu cầu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu tăng tỷ lệ lấy mẫu: Cứ 03 lô hàng thì lấy mẫu của 01 lô hàng để kiểm tra đối với chỉ tiêu không đạt yêu cầu.

– Nếu kết quả kiểm tra chỉ tiêu không đạt yêu cầu tiếp tục vi phạm, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu lấy mẫu tất cả các lô hàng nhập khẩu để kiểm tra.

  1. c) Xử lý kết quả giám sát:

– Nếu chỉ tiêu được kiểm tra có kết quả của 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu thì được miễn kiểm tra giám sát chỉ tiêu đó trong các lần nhập khẩu tiếp theo cho đến hết đợt giám sát.

– Khi áp dụng lấy mẫu tất cả các lô hàng nhập khẩu để kiểm tra xử lý kết quả như sau:

+ Áp dụng tần suất 06 lô hàng lấy mẫu của 01 lô hàng để kiểm tra: Nếu kết quả kiểm tra 03 lần liên tiếp đạt yêu cầu.

+ Tiếp tục duy trì lấy mẫu tất cả các lô hàng nhập khẩu để kiểm tra: Nếu kết quả kiểm tra từ 01 đến 02 lô hàng không đạt yêu cầu.

+ Đề xuất tạm ngừng nhập khẩu: Nếu phát hiện kết quả kiểm tra từ 03 lô hàng vi phạm.

  1. d) Căn cứ đánh giá kết quả kiểm tra đối với các chỉ tiêu giám sát: Các quy định, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật của Việt Nam, quy định quốc tế về an toàn thực phẩm;

đ) Cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu báo cáo ngay về Cục Thú y khi phát hiện lô hàng kiểm tra không đạt yêu cầu để thông báo vi phạm theo quy định.

  1. Sản phẩm động vật thủy sản không dùng làm thực phẩm:Kiểm tra từng lô hàng với các chỉ tiêu theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật hiện hành.

Ghi chú:

(1) Chỉ tiêu kiểm tra có thể được điều chỉnh theo yêu cầu thực tiễn về kiểm soát các mối nguy về dịch bệnh và ô nhiễm đối với động vật, sản phẩm động vật thủy sản.

PHỤ LỤC V

MẪU HỒ SƠ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VÀ QUY ĐỊNH QUẢN LÝ, SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

  1. Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản:
  2. Giấyđăng ký kiểm dịch động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh – Mẫu 01TS.
  3. Giấy đăng ký kiểm dịch động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu – Mẫu 02TS.
  4. Đơn khai báo kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu – Mẫu 03TS.
  5. Giấy đăng ký kiểm dịch tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam động vật, sản phẩm động vật thủy sản – Mẫu 04TS.
  6. Giấy đăng ký kiểm dịch xuất/nhập kho ngoại quan động vật, sản phẩm thủy sản- Mẫu 05TS.
  7. Giấy đăng ký gửi/nhận mẫu bệnh phẩm thủy sản – Mẫu 06TS.
  8. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh:
  9. a) Mẫu 7aTS: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật không thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản;
  10. b) Mẫu 7bTS: Sử dụng trong trường hợp cơ quan kiểm dịch động vật thực hiện việc ủy quyền kiểm dịch và cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản.
  11. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu – Mẫu 08TS.
  12. Giấy vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu- Mẫu 09TS.
  13. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu không dùng làm thực phẩm – Mẫu 10TS.
  14. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu dùng làm thực phẩm – Mẫu 11TS.
  15. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam – Mẫu 12TS.
  16. Biên bản ghi nhận tình trạng vệ sinh thú y động vật, sản phẩm động vật thủy sản – Mẫu 13TS.
  17. Giấy đăng ký kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm/kiểm dịch và cấp chứng thư lô hàng thủy sản xuất khẩu – Mẫu 14TS.
  18. Giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu dùng làm thực phẩm- Mẫu 15TS.
  19. Thông báo lô hàng không đạt – Mẫu 16TS.
  20. Giấy đề nghị đổi/cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm – Mẫu 17TS.
  21. Giấy chứng nhận vận chuyển gửi mẫu bệnh phẩm thủy sản – Mẫu 18 TS. TS.
  22. Giấy chứng nhận vận chuyển nhận mẫu bệnh phẩm thủy sản – Mẫu 19
  23. Biên bản niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển,chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thủy sản – Mẫu 20TS.
  24. Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y khu nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản – Mẫu 21TS
  25. Báo cáo kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y cơ sở cách ly động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản – Mẫu 22TS.
  26. Giấy đề nghị cấp đổi giấy chứng nhận kiểm dịchđộng vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu không dùng làm thực phẩm – Mẫu 23TS.
  27. Biên bản kiểm tra và lấy mẫu xét nghiệm – Mẫu 24TS.
  28. Biên bản mở niêm phong phương tiện vận chuyển, chứa đựng động vật, sản phẩm động vật thủy sản – Mẫu 25TS.
  29. Quản lý, sử dụng mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản:
  30. Các mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản do cơ quan cơ quan thú y có thẩm quyền phát hành theo mẫu được in bằng mực đen trên giấy in khổ A4, ở giữa có Logo kiểm dịch động vật in chìm, màu đen nhạt, đường kính 12 cm.
  31. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh được đóng dấu “BẢN GỐC” hoặc “BẢN SAO” bằng mực dấu màu đỏ ở góc trên bên phải phía dưới chữ “Mẫu: …”. Số lượng Giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
  32. a) Bản gốc: 02 bản (01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy, 01 bản cấp cho chủ hàng);
  33. b) Căn cứ vào nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có) để cấp tối đa 03 bản sao cho chủ hàng, mỗi nơi giao hàng chỉ cấp 01 bản sao. Tất cả các bản sao đều sử dụng dấu đỏ, chữ ký tươi.
  34. Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, nhập khẩu, tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam được đóng dấu “ORIGINAL” hoặc “COPY” bằng mực màu xanh da trời ở góc trên bên phải phía dưới chữ “Mẫu: …”. Số lượng giấy chứng nhận kiểm dịch được phát hành như sau:
  35. a) Giấy chứng nhận kiểm dịch xuất khẩu, nhập khẩu: 03 bản ORIGINAL (01 bản lưu tại cơ quan cấp giấy; 02 bản cấp cho chủ hàng, chủ hàng gửi 01 bản cho cơ quan hải quan); 01 bản COPY giao cho chủ hàng; riêng động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu, cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu có thể cấp thêm bản COPY khi chủ hàng có yêu cầu;
  36. b) Giấy chứng nhận kiểm dịch tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, kho ngoại quan, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam: 03 bản ORIGINAL (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập; 02 bản cấp cho chủ hàng, chủ hàng gửi 01 bản cho cơ quan hải quan); 02 bản COPY giao cho chủ hàng (01 bản chủ hàng gửi tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu xuất);
  37. c) Tất cả các bản COPY đều sử dụng dấu đỏ, chữ ký tươi.
  38. Mẫu dấu “BẢN GỐC, BẢN SAO, ORIGINAL, COPY” sử dụng để đóng trên Giấy chứng nhận kiểm dịch được quy định như sau:
  39. a) Dấu có hình chữ nhật, kích thước 1,5 cm x 4,0 cm (rộng x dài), đường viền ngoài có bề rộng 0,1 cm;
  40. b) Bên trong khắc chữ BẢN GỐC, BẢN SAO, ORIGINAL hoặc COPY, chiều cao của chữ 01 cm, bề rộng nét chữ là 0,1 cm.
  41. Giấy vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu về nơi cách ly kiểm dịch được phát hành 03 bản (01 bản lưu tại cơ quan kiểm dịch động vật cửa khẩu nhập, 02 bản giao cho chủ hàng).
  42. Mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản được sử dụng thống nhất trên phạm vi toàn quốc.
  43. Các cơ quan kiểm dịch động vật chịu trách nhiệm in ấn, sử dụng và quản lý mẫu hồ sơ kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản theo đúng quy định hiện hành.
  44. Thời hạn hiệu lực của Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản:
  45. a) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm thủy sản vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh, ra khỏi vùng công bố dịch:Được tính theo khoảng thời gian vận chuyển động vật, sản phẩm động vật thủy sản từ nơi xuất phát đến nơi đến cuối cùng;
  46. b) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu, xuất khẩu:Có giá trị sử dụng không quá 60 ngày;
  47. c) Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật thủy sản, sản phẩm động vật thủy sản tạm nhập tái xuất, chuyển cửa khẩu, quá cảnh lãnh thổ Việt Nam:Được tính theo thời gian tối đa cho phép hàng hóa lưu trú trên lãnh thổ Việt Nam.
  48. Riêng mẫu Giấy chứng nhận kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản xuất khẩu dùng làm thực phẩm do Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm sản và Thủy sản phát hành phù hợp với quy định hiện hành và yêu cầu của cơ quan thẩm quyền nước nhập khẩu.

 

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Mẫu: 01 TS

ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN VẬN CHUYỂN RA KHỎI ĐỊA BÀN CẤP TỈNH

Số:………… ĐKKD-VCTS

Kính gửi: …………..……………………………………………………………

Tên tổ chức, cá nhân: ……………………………………………………………………………………………………

Địa chỉ giao dịch: ………………………………….………………………..……………………………..

Điện thoại: ……………….….…. Fax: ……………………… E.mail: ……….…………………………

CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu số:…………………Ngày cấp…………..Tại…………………………….

Đề nghị được kiểm dịch vận chuyển ra khỏi địa bàn cấp tỉnh số hàng sau:

TT Tên thương mại Tên khoa học Kích thước cá thể/Dạng sản phẩm(1) Số lượng/ Trọng lượng
         
         
         
      Tổng số  

Tổng số viết bằng chữ:…………………………………………………………………………..

Mục đích sử dụng:………………..…………….…………………………..…………..……………….

Quy cách đóng gói/bảo quản: ……….…………….…….. Số lượng bao gói: ………..…………

Tên, địa chỉ cơ sở sản xuất, kinh doanh con giống/nuôi trồng/sơ chế, chế biến/ bảo quản: ………………..……………………………………………………………………………………………..

Mã số cơ sở (nếu có):.……….…………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………….….…. Fax: ……………………… E.mail: ………………………..

Tên tổ chức, cá nhân nhận hàng: …………..…………………………………………..…..……

Địa chỉ: ……….………….……………………………………………………..….…………..…..

Điện thoại: ……………….….…. Fax: ……………………… E.mail: ……….……………….

Nơi đến/nơi thả nuôi cuối cùng: …………..…………………………………………….……….

Nơi giao hàng trong quá trình vận chuyển (nếu có):

1/ ………………………………………Số lượng/Trọng lượng: ………………………………………

2/……………………………………….Số lượng/Trọng lượng:…………………………………………

3/……………………………………….Số lượng/Trọng lượng:………………………………

Phương tiện vận chuyển: ……………………….……………………….…………………………

Địa điểm kiểm dịch: ………………………….……………………………………………………

Thời gian kiểm dịch: …………………………….………….……….……….….………………..

* Đối với sản phẩm thủy sản xuất phát từ cơ sở nuôi có bệnh đang công bố dịch đề nghị cung cấp bổ sung các thông tin sau đây:

– Thời gian thu hoạch:…………………………………………………………………

– Mục đích sử dụng động vật thủy sản mắc bệnh:..……………………………………

– Biện pháp xử lý động vật thủy sản mắc bệnh trước khi vận chuyển:…………………

………………………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết chấp hành đúng pháp luật thú y./.

 

CÁN BỘ TIẾP NHẬN GIẤY ĐĂNG KÝ

(Ký, ghi rõ họ tên)

Đăng ký tại …………….………………….

Ngày…….. tháng……. năm……….

TỔ CHỨC, CÁ NHÂN ĐĂNG KÝ

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

– (1) Kích thước cá thể (đối với thủy sản giống)/Dạng sản phẩm đối với sản phẩm thủy sản);

– Giấy khai báo kiểm dịch được làm thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do tổ chức, cá nhân giữ.

 

CÔNG TY ……………………………..……
Địa chỉ: ………………..…………..……
Tel: ………………………………..……
Fax: ……………………..……..……….
Email: ………………………………………….
Số: ……………………………..……
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  …….., ngày …… tháng …… năm 20………

Mẫu: 02 TS

ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH NHẬP KHẨU ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Kính gửi: Cục Thú y

Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh của Công ty………………………………………………………., đề nghị Cục Thú y hướng dẫn Công ty kiểm dịch nhập khẩu số hàng sau:

STT Tên thương mại Tên khoa học Kích cỡ cá thể/Dạng sản phẩm(1) Số lượng Đơn vị tính Nước xuất xứ
1.            
2.            
           

– Tên, địa chỉ Công ty xuất khẩu:………………………………………………………………

………………. …………………………………………………………………………………………………..

…………………………………………………………………………………………………………………………

– Tên, địa chỉ cơ sở nuôi/sản xuất giống/cơ sở sơ chế, chế biến sản phẩm động vật thủy sản tại nước xuất khẩu:……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………

Mã số:……………………………………………………………………………………

– Cửa khẩu nhập:………………………………………………………………………………

– Thời gian thực hiện:……………………..………….……..……………………………

– Mục đích sử dụng:…………………………………….…………………………………

– Tên, địa chỉ nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản nhập khẩu: ………………………………………………………………………………………………………..

……………………………………………………………………………………….

– Các giấy tờ có liên quan kèm theo:………….……….………………………………….

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y./.

 

  GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

– Đề nghị ghi rõ: Tên, số lượng, đơn vị tính, nước xuất xứ, cửa khẩu nhập của từng loài động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản;

– Số lượng động vật, sản phẩm động vật có thể dự trù nhập khẩu trong 06 tháng;

-(1) Kích cỡ cá thể đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống, dạng sản phẩm đối với sản phẩm động vật thủy sản.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

………………, ngày……. tháng …… năm ……….

Mẫu: 03 TS

ĐƠN KHAI BÁO KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN XUẤT KHẨU, NHẬP KHẨU

Số:………………/KBKD-TSXNK

Kính gửi: …………………………………………………………………………

Tên tổ chức, cá nhân khai báo: …………………………………………………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: ……………………….. Fax…………………………Email …………………………………………………………..

CMND/Thẻ CCCD/Hộ chiếu số:…………………Ngày cấp…………..Tại……………………

Đề nghị quý Cơ quan kiểm dịch:

□ Xuất khẩu □ Kho ngoại quan □ Tạm xuất tái nhập
□ Nhập khẩu □ Quá cảnh □ Nhập khẩu làm NLCBXK
□ Tạm nhập tái xuất □ Chuyển khẩu □ Hàng mẫu
□ Khác (đề nghị ghi rõ)……    

Chi tiết lô hàng như sau:

STT Tên thương mại Tên khoa học Kích cỡ cá thể/Dạng sản phẩm(1) Số lượng/ Trọng lượng Đơn vị tính Nước xuất xứ
             
             
  1. Nơi sản xuất: ………………………………………………………………………….……………………………….
  2. Loại bao bì, quy cách đóng gói: …………………………………………………………………………………..
  3. Số hợp đồng hoặc số chứng từ thanh toán (L/C, TTr …): ………………………………………………
  4. Tổ chức, cá nhân xuất khẩu/ nhập khẩu: ………………………………………………………………………
  5. Nước xuất khẩu/ nhập khẩu: ……………………………………………………………………………………..
  6. Nước quá cảnh(nếu có):………………………………………………………………………………….
  7. Cửa khẩu xuất: …………………………………………………………………….…………………………………..
  8. Cửa khẩu nhập: ………………………………………………………………………………………………………
  9. Phương tiện vận chuyển: ……………………………………………………………..…………………………..
  10. Mục đích sử dụng: ………………………………………………………………………………………………..
  11. Văn bản chấp thuận kiểm dịch của Cục Thú y: Số …../TY-KDTS, ngày….tháng…..năm………….
  12. Địa điểm kiểm dịch/cách ly kiểm dịch:………………………………………………………………….……..
  13. Địa điểm nuôi trồng(nếu có): …………………………………………………….………………………………..
  14. Thời gian kiểm dịch: ………………………………………………………………..………………………………..
  15. Địa điểm giám sát(nếu có): …………………………………………………..…………………………………….
  16. Thời gian giám sát: ………………………………………………………………….………………………………..
  17. Số bản Giấy chứng nhận kiểm dịch cần cấp: ……………………………………………………………….
  18. Đối với hàng nhập khẩu trực tiếp từ tàu đánh bắt hải sản nước ngoài khai báo thêm các thông tin sau:

– Tên tàu: ……………………………………………………………………………………………………………………..

– Số hiệu: ……………………………………………………………………………..……………………………………….

– Quốc tịch tàu:…………………………………………………………………………………………..

– Thời gian đánh bắt:…………………………………………………………………………………….

– Khu vực đánh bắt:…………………………………………………………………………………………

– Phương pháp đánh bắt:…………………………………………………………………………………

Chúng tôi xin cam kết: đảm bảo nguyên trạng hàng hoá, đưa hàng về đúng địa điểm, đúng thời gian được khai báo và chỉ sử dụng hàng hóa đúng mục đích khai báo sau khi được quý Cơ quan cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch.

 

  TỔ CHỨC/CÁ NHÂN KHAI BÁO
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT:

Đồng ý đưa hàng hoá về địa điểm: ………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………….

để làm thủ tục kiểm dịch vào hồi …..…… giờ, ngày …….. tháng ..…… năm …………

 

  Vào sổ số …….………, ngày ……… tháng .……. năm ..…….

CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN HẢI QUAN (nếu có):

………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………………………….

 

  …….………, ngày ……… tháng .……. năm ..…….
CHI CỤC HẢI QUAN CỬA KHẨU …………….…………..
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

– Mẫu Đơn khai báo này được thể hiện trên 2 mặt của tờ giấy khổ A4;

– Đơn khai báo được làm thành 03 bản: 01 bản cơ quan kiểm dịch giữ, 01 bản cơ quan hải quan giữ, 01 bản tổ chức, cá nhân khai báo kiểm dịch giữ;

-(1) Kích cỡ cá thể đối với động vật thủy sản sử dụng làm giống, dạng sản phẩm đối với sản phẩm động vật thủy sản.

 

CÔNG TY ……………………………..……
Địa chỉ: ………………..…………..……
Tel: ………………………………..……
Fax: ……………………..……..……….
Email: ………………………………………….
Số: ………/…………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  …….., ngày …… tháng …… năm 20………

Mẫu: 04 TS

ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH
TẠM NHẬP TÁI XUẤT, CHUYỂN CỬA KHẨU, QUÁ CẢNH LÃNH THỔ VIỆT NAM ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Kính gửi: Cục Thú y

Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, Công ty ………………………… đề nghị Cục Thú y hướng dẫn kiểm dịch số hàng sau theo hình thức:

□ Tạm nhập tái xuất                                           □ Quá cảnh

□ Chuyển cửa khẩu

Chi tiết lô hàng như sau:

STT Tên hàng Tên khoa học Số lượng Đơn vị tính Nước xuất xứ
           
           
           
Tổng số        

– Từ Công ty:…………………..…………………….………………………….………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

….. ………………………..………………………….…… ………………………………………………

– Tên Công ty tiếp nhận (nước nhập khẩu): ..………………………………………………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………..

…………………………………….…………………………………………………………………………

– Cửa khẩu nhập:…………………………………………………………………………

– Cửa khẩu xuất:…………………………………………………………………………

– Thời gian thực hiện:……………………………………………………………………….

– Thời gian lưu lại trên lãnh thổ Việt Nam: …………..…………………………………………….

– Lộ trình trên lãnh thổ Việt Nam: ……………………….…………………………………………….

…………………………….……………………………………………………………………

– Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ………..…..……………………………………………

………………………………………………….…………….…………………………………

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y./.

 

  GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

– Số lượng hàng có thể dự trù để thực hiện trong 06 tháng.

 

CÔNG TY ……………………………..……
Địa chỉ: ………………..…………..……
Tel: ………………………………..……
Fax: ……………………..……..……….
Email: ………………………………………….
Số: ………/…………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  …….., ngày …… tháng …… năm 20………

Mẫu: 05 TS

ĐĂNG KÝ KIỂM DỊCH XUẤT/NHẬP KHO NGOẠI QUAN ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Kính gửi: Cục Thú y

Căn cứ nhu cầu sản xuất, kinh doanh, Công ty ………………………… đề nghị Cục Thú y hướng dẫn kiểm dịch số hàng sau theo hình thức xuất/nhập kho ngoại quan.Chi tiết lô hàng như sau:

STT Tên hàng Tên khoa học Số lượng Đơn vị tính Nước xuất xứ
           
           
           
Tổng số        

– Từ Công ty:…………………..…………………….………………………….………………

Địa chỉ: ………………………………………………………………………………………………………….

…………………………….………………………….…… ………………………………………………

– Cửa khẩu nhập:…………………………………………………………………………

– Tên, địa chỉ kho ngoại quan:………………………………………………………….. Giấy phép số…………….ngày……./……/………,thời hạn:…………hoặc Hợp đồng thuê kho ngoại quan số:…………ngày……/…../….., thời hạn:…… …………………

– Mục đích nhập hàng vào kho ngoại quan:…………………………………………….

– Thời gian thực hiện:……………………………………………………………………….

– Các giấy tờ có liên quan kèm theo: ………..…..……………………………………………

………………………………………………….…………….…………………………………

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y./.

 

  GIÁM ĐỐC
(Ký tên, đóng dấu)

 

Ghi chú:

– Số lượng hàng có thể dự rù để thực hiện trong 06 tháng.

 

Tên tổ chức, cá nhân …………………
Địa chỉ: ………………..…………..……….
Tel: ………………………………..………..
Fax: ……………………..……..…………..
Email: …………………………………………..
Số: ………/…………………
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
  …….., ngày …… tháng …… năm 20………

Mẫu: 06 TS

ĐĂNG KÝ GỬI/NHẬN MẪU BỆNH PHẨM THỦY SẢN

Kính gửi: Cục Thú y

…… (Tên tổ chức, cá nhân)……đề nghị Cục Thú y hướng dẫn việc gửi/nhận mẫu bệnh phẩm thủy sản, chi tiết như sau:

STT Tên mẫu bệnh phẩm Quy cách đóng gói Số lượng Đơn vị tính
         
         
    Tổng số    

 

– Tên tổ chức, cá nhân gửi mẫu bệnh phẩm:……………………………………………

Địa chỉ: ……… …………………………………………………………………………………………

…………………………………………………………………………………………………………………

– Tên tổ chức, cá nhân nhận mẫu bệnh phẩm:……………………………………

……………………………………………………………………………….

Địa chỉ: ……… …………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………..

– Cửa khẩu nhập/xuất:……………………………………………………………

– Thời gian thực hiện:…………………….…….……..…………………………..

– Mục đích sử dụng:………………..…………….………………………….…….

– Các giấy tờ có liên quan kèm theo:………….…..……………..….…………….

…………………………………………………………………………………………………………………

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm Pháp luật về Thú y./.

 

  Tổ chức cá nhân đăng ký
(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Nội dung “Giấy có giá trị đến ngày ” tại Mẫu số 10TS Phụ lục V của Thông tư 26/2016/TT-BNNPTNT bị bãi bỏ bởi Khoản 9 Điều 5 của Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT. Tuy nhiên Điều 5 Thông tư 02/2018/TT-BNNPTNT đã bị bãi bỏ bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT

Cụm từ “GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NHẬP KHẨU KHÔNG DÙNG LÀM THỰC PHẨM” tại Mẫu 10TS được thay bằng “GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN NHẬP KHẨU”; Cụm từ “Địa điểm cách ly kiểm dịch:..từ ngày../20..đến ngày../20…” tại Mẫu 10TS được thay bằng bằng cụm từ “Nơi chuyển đến:” theo quy định tại điểm c khoản 15 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT

Mẫu 11TS bị bãi bỏ theo quy định tại điểm d khoản 15 Điều 1 Thông tư số 36/2018/TT-BNNPTNT

4/ Phương tiện vận chuyển đảm bảo yêu cầu vệ sinh thú y, đã được khử trùng tiêu độc và niêm phong theo quy định;

Means oftransport meet veterinary hygiene requirements and have been disinfected and sealed.

NHỮNG YÊU CẦU KHI VẬN CHUYỂN TRÊN LÃNH THỔ VIỆT NAM

REQUIREMENTS DURING TRANSPORT IN VIETNAM TERRITORY

1/ Chỉ được phép vận chuyển theo lộ trình: ……………………………………………………………………………………..

Allowed itinerary:

……………………………………………………………………………………………………………………………………………………

2/ Nghiêm cấm vứt chất thải, xác thủy sản trong quá trình vận chuyển;

Disposal of waste and dead carcasses of aquatic animals during transport is prohibited;

3/ Phải thông báo cho cơ quan Thú y nơi gần nhất khi phát hiện thấy thủy sản có biểu hiện mắc bệnh/sản phẩm thủy sản có biểu hiện hư hỏng;

Any sign of aquatic animals disease/aquatic animal’s products decayed shall be reported to the nearest Veterinary agencyauthority;

4/ Thực hiện nghiêm túc các quy định của Pháp luật về thú y khi vận chuyển trên lãnh thổ Việt Nam.

Obey the stipulation of Veterinary ordinance during transport in Vietnamese territory.

 

 

 

Giấy có giá trị đến: ……/……/………..
Valid up to

Kiểm dịch viên động vật (Ký, ghi rõ họ tên)
Animal Quarantine Officer (Signature, full name)

Cấp tại:……………………………….
Place of issue:
Ngày cấp:………/……../……………………
Date of issue:

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR (Signature, stamp, full name)

 

CHỨNG NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT CỬA KHẨU XUẤT

CERTIFICATION OF ANIMAL QUARANTINE ORGANIZATION AT THE GATE OF EXIT

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………….

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

………………………………………………………………………………………………………………

 

Kiểm dịch viên động vật (Ký, ghi rõ họ tên)
Animal Quarantine Officer (Signature, full name)

…………….., ngày………/……../……….
Place and Date
THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
DIRECTOR (Signature, stamp, full name)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Mẫu: 13 TS

BIÊN BẢN GHI NHẬN TÌNH TRẠNG VỆ SINH THÚ Y CỦA ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

 Số: ……………./BB-VSTY

Hôm nay, vào hồi ……. giờ …… phút, ngày………..tháng……….năm …………

Tại địa điểm: …………………………………………….………..…………………………………….

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông/bà: …………………………………………………………………..Chức vụ: …………………………………………..

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ……………………………………………..………………………………………

2/ Ông/bà: …………………………………………………………….. là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………….……………………………………………………….

Số điện thoại: …………………………….. Fax: ………………………… Email: …………………………………………….

Trong khi tiến hành kiểm tra vệ sinh thú y lô hàng:

1/ ……………………………………………… Số lượng:…..………Trọng lượng: ..………………….

2/ ……………………………………………… Số lượng:…..………Trọng lượng: ..………………….

3/ ……………………………………………… Số lượng:…..………Trọng lượng: ..………………….

Phương pháp kiểm tra vệ sinh thú y: …………………………………..………………………………………………….

…………………………………………………………………………..………………………………………………………………….

Tình trạng vệ sinh thú y của hàng: ……………………………………………….…..………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………………………………

Kết luận: ………………………………………………………………………………………………….

……………………………………………………………………………………………..……………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………..

Ý kiến của chủ hàng (hoặc người đại diện): ………………………………….…….……………………………

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

Biên bản được lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.

 

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)
 

Người làm chứng (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

 

GIẤY ĐĂNG KÝ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM/KIỂM DỊCH VÀ CẤP CHỨNG THƯ LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU

Mẫu: 14 TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

GIẤY ĐĂNG KÝ
KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG, AN TOÀN THỰC PHẨM/KIỂM DỊCH VÀ CẤP CHỨNG THƯ LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU

Số:  

 

Kính gửi: …………………………………………………………………………………

PHẦN KHAI BÁO CỦA CHỦ HÀNG
1. Chủ hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại:                              Fax:

2. Người nhận hàng:

Địa chỉ:

Điện thoại:                             Fax:

3. Nơi đi:

Dự kiến ngày xuất khẩu:

4. Nơi đến:
5. Mô tả hàng hóa:

Tên thương mại……………………………….

Tên khoa học………………………………

Dạng sản phẩm: …………………………….

6. Số lượng: ……..cnts

Khối lượng……………kg

7. Cơ sở sản xuất:

Mã số cơ sở:

8. Mã số lô hàng:

Thời gian sản xuất:

9. Thời gian đăng ký kiểm tra:

Địa điểm đăng ký kiểm tra:

10. Đề nghị cấp chứng thư chuyển tiếp tại:

…..

11. Xuất xứ nguyên liệu để sản xuất lô hàng:

 Thủy sản nuôi  Thủy sản khai thác tự nhiên

– Trong nước:  Tên vùng nuôi, thu hoạch/vùng khai thác:

– Nhập khẩu:  Tên nước/vùng lãnh thổ xuất xứ nguyên liệu:

PHẦN XÁC NHẬN CỦA CƠ QUAN KIỂM TRA, CHỨNG  NHẬN
Hồ sơ đăng ký:  Đạt                                  Không đạt                         Bổ sung thêm

Lý do không đạt:

Các hồ sơ cần bổ sung:

Kết quả xem xét sau khi bổ sung:

Ngày kiểm tra dự kiến:
………………, ngày……/…../……..

Đại diện Chủ hàng

(Ký tên, đóng dấu)

……………………., ngày …../……/ ……….

Đại diện Cơ quan kiểm tra, chứng nhận

(Ký tên, đóng dấu)

 

Mẫu giấy chứng nhận kiểm dịch cho lô hàng xuất khẩu dùng làm thực phẩm

Mẫu: 15 TS

Tên địa chỉ và số điện thoại Cơ quan kiểm tra

/Name, address and telephone of the inspection body

…………………………………………

GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH

QUARANTINE CERTIFICATE

Số/Reference No: ………

  1. Thông tin chung về lô hàng/Consignment information:
Chủ hàng/Name of Consignor:

Địa chỉ/Address:

Số điện thoại/Tel:

Người nhận/Name of Consignee:

Địa chỉ/Address:

Số điện thoại/Tel:

Mô tả hàng hóa/Description of Goods:

Khối lượng lô hàng/Quantity (kg):

Mã số lô hàng/Lot number:

Nhiệt độ bảo quản/ Storage temperature:

Thường/Ambient □              Ướp lạnh/Chilled □

Đông lạnh/ Frozen □

Chứng nhận lô hàng/ Commodities certified for:

Dùng làm thực phẩm/Human consumption R

TT/ No Loài/Species (tên Khoa học/Scientific name) Quy cách đóng gói, bao gói/Type of packaging Số lượng bao gói/Number of packages Khối lượng tịnh/Net weight
(kg)
Ngày sản xuất/Date (period) of Production:
           
Tên cơ sở sản xuất/Name of the establishment:

Địa chỉ/Address :

Mã số/Approval Number:

Nước xuất khẩu/Country of origin: VIETNAM Nước nhập khẩu/Country of destination:
Ngày xuất khẩu/Date of dispatch (nếu có/if applicable): Phương tiện vận chuyển/Means of Conveyance:

Tàu biển/Ship □   Máy bay/Airplan □     Khác/Other □

  1. Chứng nhận/Attestation:

Chứng nhận cho/This is to certify that:

  1. Lô hàng thủy sản nêu trên từ cơ sở sản xuất đã được Cục Quản lý Chất lượng Nông lâm sản và Thủy sản kiểm tra, chứng nhận đủ điều kiện đảm bảo an toàn thực phẩm theo quy định Việt Nam/ The above fishery products were come from the establishment approved by National Agro-Forestry – Fishery Quality Assurance Department (NAFIQAD) following food safety regulations of Vietnam.
  2. Sản phẩm được kiểm dịch và không phát hiện các bệnh theo quy định/The products were quarantined and not found any disease regulated by the relevant regulations.

 

  Ngày cấp/Date of issue:……………………………

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN KIỂM TRA
/DIRECTOR OF INSPECTION BODY

(Ký đóng dấu/Signature and stamp)

 

THÔNG BÁO LÔ HÀNG KHÔNG ĐẠT

Mẫu: 16 TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Tên, địa chỉ Cơ quan Kiểm tra, chứng nhận

Tel:                      Fax:                          Email:

 

THÔNG BÁO LÔ HÀNG KHÔNG ĐẠT

Số:  

 

 

Chủ hàng: Nơi xuất hàng theo đăng ký:
Người nhận hàng theo đăng ký: Nơi hàng đến theo đăng ký:
Mô tả hàng hóa: Số lượng:…………/ Khối lượng: ………… kg
Cơ sở sản xuất:

Mã số cơ sở:

Mã số lô hàng:
Căn cứ kết quả kiểm tra số …… ngày …../…./……., kết quả kiểm nghiệm số: …… ngày …./…./…… (nếu có)

(Tên Cơ quan kiểm tra, chứng nhận)

Thông báo lô hàng / sản phẩm nêu trên, có giấy đăng ký kiểm tra số: ……………. ngày ……/….…/…..:

KHÔNG ĐÁP ỨNG YÊU CẦU:

 HỒ SƠ, CẢM QUAN, NGOẠI QUAN                               AN TOÀN THỰC PHẨM

 CHỈ TIÊU VỀ DỊCH BỆNH THỦY SẢN

Lý do:

Các biện pháp yêu cầu Chủ hàng thực hiện: Thời hạn hoàn thành:
…………, ngày…… tháng … năm ………
Thủ trưởng Cơ quan kiểm tra, chứng nhận 
(Ký tên , đóng dấu)

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH CHO LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU DÙNG LÀM THỰC PHẨM

Mẫu: 17 TS

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

GIẤY ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI, CẤP LẠI GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH CHO LÔ HÀNG THỦY SẢN XUẤT KHẨU DÙNG LÀM THỰC PHẨM

Số:  

 

Kính gửi: ……………………………………………………………..

Căn cứ các quy định trong Thông tư quy định về kiểm dịch động vật, sản phẩm động vật thủy sản số /2016/TT-BNNPTNT ngày    /    /2016 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, đơn vị chúng tôi:

Tên doanh nghiệp/chủ hàng: ……………………………………………………..

Địa chỉ:……………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………….. Fax: ………………………….

Email: ……………………………………………………………………

Đề nghị được xem xét, cấp đổi/cấp lại giấy chứng nhận kiểm dịch số ……, cấp ngày…..tháng….năm………

Lý do: ……………………………………………………………………………

 

  GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP

(CHỦ HÀNG)

(Ký tên, đóng dấu)

 

 

 

Kiểm dịch viên động vật

(Ký, ghi rõ họ tên)

THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN

(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

 

Mẫu: 20 TS

BIÊN BẢN NIÊM PHONG, KẸP CHÌ PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, CHỨA ĐỰNG ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Số: …………/BB-NP

Hôm nay, vào hồi ……. giờ …… ngày…….tháng……năm………………tại………………………

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: …………………………………………………………..Chức vụ: ………….…………………………

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ……………………………………………..……………………….

2/ Ông/bà: …………………………………………………………..Chức vụ: ………….…………………………

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ……………………………………………..……………………….

3/ Ông/bà: ……………………………………………………. là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………………………………………..

Điện thoại: …………………………. Fax: …………………………. Email: …………………………………..

Tiến hành niêm phong, kẹp chì phương tiện vận chuyển, chứa đựng động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản:

Loại hàng:……………………………………………………………………………………….

Số lượng:………………………………………………………………………………………..

Số giấy chứng nhận kiểm dịch:…………………………..Cấp ngày:……………………………

Cơ quan cấp: ………………………………………………………………………………………………………………

Phương tiện vận chuyển:…………………………………Biển số:…………………………….

Số niêm phong, kẹp chì:………………………………………………………………………..

Biên bản này lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.

 

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Mẫu: 21 TS

BIÊN BẢN KIỂM TRA
ĐIỀU KIỆN VỆ SINH THÚ Y NƠI CÁCH LY KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN/SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Số: ……./BB-KTVSTY

Hôm nay, vào hồi ……. giờ …… ngày…….tháng……năm……………………. …… ……..……………

Tại cơ sở: ………………………..………………………………….………………………………………..

Địa chỉ: ………………………………………………………………..…………………………………………………..

Điện thoại: …………………………….. Fax: …………………………….. Email: .……………………………..

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông/bà: ……………………………………………………………………Chức vụ: …….………………………….

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: …………………………………………………..……………………….

2/ Ông/bà: ……………………………………………………………………..Chức vụ: ……………….………………

Địa chỉ: …………………………………………………………….…………………………………………….

Điện thoại: ……………..…………………….. Fax: ….………….……………………………..…………

3/Ông/bà: ……………………………………………………………………..Chức vụ: ………………….……………

Địa chỉ: ……………………………………………………………………………..………………………..…………..

Điện thoại: ……………..…………………….. Fax: ….…………….…………………………..…………

Đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản.

Kết quả kiểm tra:

  1. Địa điểm: …………………………………………………..…………….………………………………..
  2. Diện tích:…………………………………………………………………………………….
  3. Thiết kế, xây dựng:…………………………………………………………………………..
  4. Điều kiện trang thiết bị, dụng cụ: ……………………………………………………………
  5. Điều kiện nuôi động vật thủy sản/ bảo quản sản phẩm động vật thủy sản ……..……………

…………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………….

  1. Nước sạch sử dụng tại cơ sở: ………………………………………..……………………………………
  2. Nơi xử lý động vật thủy sản/ sản phẩm động vật thủy sản không đạt yêu cầu sinh thú y:

…………………………………………………………………………………………….

  1. Hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: ………………………………………………………………
  2. Điều kiện sức khỏe của người làm việc tại cơ sở: ……………………………………………………….
  3. Đã được vệ sinh, khử trùng tiêu độc ngày ………… tháng ……..năm ……………………………..

– Phương pháp thực hiện: ………………….…………………………………………………………………

– Hóa chất sử dụng: ………………………………………………… nồng độ: …………………………………

Kết luận:

………………………………….…………………………………………………………………………………………..

………………………………………………………………………………………………………………….…………

………………………………………………………………………………………………………………….…………

………………………………………………………………………………………………………………….……………

………………………………………………………………………………………………………………….……………

Kiến nghị (nếu có):

…………………………………………………………………………………………………………..……………………..

……………………………….…………………………………………………………………………….…………….

……………………………………………………………….…………………………..………

……………………………………………………………….…………………………..………

……………………………………………………………………………………………………

Biên bản này lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do do cơ sở giữ.

 

Đại diện cơ sở
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

CỤC THÚ Y
CƠ QUAN THÚ Y VÙNG…/CHI CỤC KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT VÙNG
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …………../BC………..

V/v báo cáo kết quả kiểm tra nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản.

 

Mẫu: 22 TS

Kính gửi: Cục Thú y

Thực hiện Công văn số ……………ngày……tháng …….năm…… của Cục Thú y, ngày……..tháng……..năm…….. Cơ quan Thú y vùng……/Chi cục Kiểm dịch động vật vùng…………. đã tiến hành kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y nơi cách ly kiểm dịch động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản của cơ sở:

Tên cơ sở:…………………………………………………………………………………………

Địa chỉ:…………………………………………………………………………………………….

Điện thoại:………………………………………………………………………………………..

Biên bản kiểm tra điều kiện vệ sinh thú y số ………./BB-KTVSTY ngày ….. / ….. /….…..;

Cơ quan Thú y vùng……/Chi cục Kiểm dịch động vật vùng……………… báo cáo như sau:

Cơ sở bảo đảm điều kiện vệ sinh thú y để cách ly kiểm dịch động vật thủy sản/sản phẩm động vật thủy sản.

 

  THỦ TRƯỞNG CƠ QUAN
Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

 

Tên Doanh nghiệp/Chủ hàng
——-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Mẫu: 23 TS

ĐỀ NGHỊ CẤP ĐỔI GIẤY CHỨNG NHẬN KIỂM DỊCH ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN XUẤT KHẨU KHÔNG DÙNG LÀM THỰC PHẨM

Kính gửi: ………………………………………………………………………

Tên doanh nghiệp/chủ hàng: …………………………………………….

Địa chỉ:……………………………………………………………………

Điện thoại:…………….. Fax:…………….. Email: ……………………..

Đề nghị được xem xét, cấp đổi giấy chứng nhận kiểm dịch số ……….., cấp ngày…..tháng….năm 20…, Cơ quan cấp:…………………………………..

…………………………………………………………………………….

Lý do: …………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………….

Chúng tôi cam kết chấp hành nghiêm các quy định của Pháp luật về thú y./.

 

  GIÁM ĐỐC DOANH NGHIỆP
(CHỦ HÀNG)

(Ký tên, đóng dấu)

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Mẫu: 24 TS

BIÊN BẢN KIỂM TRA VÀ LẤY MẪU XÉT NGHIỆM

Số: ……………/BB-KTLM

Hôm nay, vào hồi ..……. giờ ….… phút, ngày..………tháng.……..năm …….……………………..

Tại địa điểm: …………………………………………………………………………………….

Chúng tôi gồm có:

1/ Ông/bà: ……………………………………………………………………..Chức vụ: .……………………………..

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ………………………………………………………………………….

2/ Ông bà: …………………………………………………………..là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ………………………………………………………………………..………………………………

Điện thoại: …………………………… Fax: ………………………. Email: ..…………………………………….

Tôi, kiểm dịch viên động vật ký tên dưới đây đã tiến hành kiểm tra hàng và lấy mẫu hàng sau đây để xét nghiệm:

Tên hàng Quy cách đóng gói Tổng số hàng Mẫu hàng lấy xét nghiệm
Số lượng
(1)
Trọng lượng
(kg)
Số lượng mẫu Trọng lượng
(kg)
           
Tổng số          

Tình trạng hàng hoá: ………………..…………………..………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………….

…………………………………………………………………………………………………………………………………..

Thời gian trả lời kết quả vào ngày ……… tháng …… năm ……………………………………

Biên bản này được lập thành 02 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.

 

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Ghi chú:

(1) Nếu hàng là động vật thủy sản thì ghi số lượng (con); nếu hàng là sản phẩm động vật thì ghi số lượng kiện, thùng, hộp.

 

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Mẫu: 25 TS

BIÊN BẢN MỞ NIÊM PHONG PHƯƠNG TIỆN VẬN CHUYỂN, CHỨNG ĐỰNG ĐỘNG VẬT, SẢN PHẨM ĐỘNG VẬT THỦY SẢN

Số:………… /BB-MNP

Hôm nay, hồi ……. giờ …… ngày ……. tháng …… năm …. …… tại ……………………

………………………………………………………………………………….…..…….

Chúng tôi gồm:

1/ Ông/bà: ……………………………………………………………………..Chức vụ: ………….……….

Là cán bộ cơ quan kiểm dịch động vật: ………………………………………………………..………………….

2/ Ông/bà: ……………………………………………………………………..Chức vụ: ………….……….

Là cán bộ cơ quan Hải quan cửa khẩu: ………………………………………………………..………………….

3/ Ông/bà: …………………………………………………………….là chủ hàng (hoặc người đại diện)

Địa chỉ giao dịch: ……………………………………………………………………………………………….

Điện thoại: ……………………………….. Fax: …………………………. Email: ………………………

Với sự chứng kiến của:

Ông/bà: ………………………………………………………………………..Chức vụ: …………………..

Địa chỉ: …………………………………………………………………………………

Tiến hành mở niêm phong phương tiện vận chuyển, chứa đựng động vật /sản phẩm động vật để kiểm tra vệ sinh thú y.

Tình trạng vệ sinh thú y đối với lô hàng, phương tiện vận chuyển, chứa đựng:

………………………………………………………………………………………..…

………………………………………………………………………………………..…

………………………………………………………………………………………..…

………………………………………………………………………………………..…

Biên bản này lập thành 03 bản: 01 bản do cơ quan kiểm dịch động vật giữ, 01 bản do cơ quan Hải quan cửa khẩu giữ, 01 bản do chủ hàng hoặc người đại diện giữ.

 

Chủ hàng (hoặc người đại diện)
(Ký, ghi rõ họ tên)
Kiểm dịch viên động vật
(Ký, ghi rõ họ tên)
 

Người làm chứng (nếu có)
(Ký, ghi rõ họ tên)

 

Đại diện Hải quan cửa khẩu
(Ký, ghi rõ họ tên)

PHỤ LỤC VI

BIỂU MẪU QUẢN LÝ, THEO DÕI ĐỐI VỚI CÁC CƠ SỞ NUÔI TRỒNG THỦY SẢN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG NHẬN AN TOÀN DỊCH BỆNH HOẶC ĐƯỢC GIÁM SÁT DỊCH BỆNH; CÁC CƠ SỞ THU GOM, KINH DOANH ĐỘNG VẬT THỦY SẢN GIỐNG ĐÃ ĐƯỢC GIÁM SÁT DỊCH BỆNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT ngày 30 tháng 6 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn)

Sở Nông nghiệp và PTNT……….
Chi cục……………………………
Địa chỉ:……………………………
Điện thoại:…………………………
Email:……………………………..

  1. Đối với tôm nước lợ:
STT Tên và địa chỉ của cơ sở Sản lượng giống thiết kế (con) Tên bệnh Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh Các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh
Ngày cấp Ngày hết hạn Thời gian thực hiện giám sát Kết quả giám sát
  Ví dụ :

Nguyễn Văn A

ĐC: Thôn/ấp….,.xã….., huyện…… ĐT:………………….

  Đốm trắng (WSV) …/…/… …/…/… …/…/… Âm tính
Đầu vàng (YHV)        
Hội chứng Taura        
Hoại tử dưới vỏ và cơ quan biểu

mô (IHHNV)

       
Hoại tử gan tụy cấp (AHPND)        
Hoại tử cơ (Infectious Myonecrosis Disease)        
Vi bào tử trùng        
  1. Đối với họ cá chép:
STT Tên và địa chỉ của cơ sở Sản lượng giống thiết kế (con) Tên bệnh Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh Các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh
Ngày cấp Ngày hết

hạn

Thời gian thực

hiện giám sát

Kết quả giám sát
      Xuất huyết mùa xuân (SVC) …/…/… …/…/… …/…/… Âm tính
Bệnh do KHV (Koi Herpesvirus Disease)        
  1. Đối với cá tra:
STT Tên và địa chỉ của cơ sở Sản lượng giống thiết kế (con) Tên bệnh Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh Các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh
Ngày cấp Ngày hết hạn Thời gian thực hiện giám sát Kết quả giám sát
      Gan thận mủ ở cá da trơn

(Enteric Septicaemia of Catfish)

…/…/… …/…/… …/…/… Âm tính
               
  1. Đối với cá chẽm, cá song:
STT Tên và địa chỉ của cơ sở Sản lượng giống thiết kế (con) Tên bệnh Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh Các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh
Ngày cấp Ngày hết hạn Thời gian thực hiện giám sát Kết quả giám sát
      Hoại tử thần kinh (Viral Nervous Necrosis/Viral Encephalopathy and Retinopathy) …/…/… …/…/… …/…/… Âm tính
  1. Đối với cá rô phi:
STT Tên và địa chỉ của cơ sở Sản lượng giống thiết kế

(con)

Tên bệnh Các bệnh đã được công nhận an toàn dịch bệnh Các bệnh đã được giám sát không có mầm bệnh
Ngày cấp Ngày hết hạn Thời gian thực hiện giám sát Kết quả giám sát
      Bệnh nhiễm khuẩn do vi khuẩnStreptococcus/Streptococcosis …/…/… …/…/… …/…/… Âm tính

Ghi chú:

Cơ quan kiểm dịch động vật nội địa lập danh sách các cơ sở nuôi trồng thủy sản; cơ sở thu gom, kinh doanh động vật thủy sản sử dụng làm giống theo Biểu mẫu này để làm cơ sở thực hiện việc kiểm dịch vận chuyển động vật thủy sản sử dụng làm giống ra khỏi địa bàn cấp tỉnh.

Bổ sung

Phụ lục về Mẫu Giấy khai báo thông tin chuyển tải ban hành kèm theo Thông tư số 26/2016/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi Điều 1 Thông tư số 11/2019/TT-BNNPTNT.

Về chúng tôi

ICAGREEN CO.,LTD

Address: (Hanoi Office) 12A01, Tower B, Hong Kong Tower, 243A De La Thanh Str., Lang Thuong Ward, Dong Da Dist., Ha Noi City, Viet Nam.

Mobile: +84 932104899/ + 84 986740349

WhatsApp, LINE, Wechat: +84 932104899

Email: hieutq8x@gmail.com

Website: thutucxuatnhapkhau.com.vn

DỊCH VỤ XUẤT NHẬP KHẨU/ IMPORT – EXPORT SERVICE

Bản đồ

Hotline: 0932 104 899 Hotline: 0986.740.349 Chat Zalo Liên hệ