Thủ tục xuất khẩu tôm hùm ra thị trường quốc tế luôn là một trong những thắc mắc của các doanh nghiệp kinh doanh mặt hàng này tại nước ta. Vì thế, ICAGREEN sẽ giúp bạn tóm tắt nội dung hướng dẫn và quy định liên quan do cơ quan nhà nước ban hành. Mời bạn cùng theo dõi thông tin chi tiết trong bài viết dưới đây nhé!
1. Chính sách xuất khẩu thủy sản, hải sản ra nước ngoài
Quy định về việc xuất khẩu không phải xin phép được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành tại Khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC như sau:
“a) Các loài thuỷ sản không có tên trong Danh mục thuỷ sản cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam.
b) Các loài thủy sản có tên trong Danh mục các loài thuỷ sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này nếu đáp ứng đủ các điều kiện nêu tại Phụ lục này, khi xuất khẩu, thương nhân thực hiện thủ tục tại hải quan. Đối với các loài thủy sản thuộc CITES quản lý thì thực hiện theo quy định của CITES Việt Nam”.
Như vậy, theo Phụ lục 1 và Phụ lục 2 ban hành kèm Thông tư này, hải sâm không thuộc Danh mục thủy sản cấm xuất khẩu hay xuất khẩu có điều kiện. Do đó, khi xuất khẩu mặt hàng này, doanh nghiệp sẽ làm thủ tục giống hàng hóa thông thường.
Ngoài ra, Khoản 1 Điều 4 Thông tư 04/2015/TT-BTC cũng quy định như sau:
“1. Hàng hóa có tên trong Danh mục động vật, sản phẩm động vật thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục thủy sản, sản phẩm thủy sản thuộc diện phải kiểm dịch; Danh mục vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật phải được kiểm dịch trước khi thông quan theo quy định của pháp luật”.
Cùng với đó, theo Thông tư 32/2012/TT-BNNPTNT ngày 20/07/2012, một số loài cua nước ngọt và cua biển được xếp vào Danh mục đối tượng kiểm dịch thủy sản, sản phẩm thủy sản. Như vậy, doanh nghiệp có thể căn cứ vào hai thông tư này để xác định các mặt hàng thủy sản đông lạnh xuất khẩu bắt buộc phải xin phép hoặc xin kiểm dịch.
2. Thủ tục xuất khẩu tôm hùm đông lạnh
Tương tự như các loại thủy sản tươi sống và đông lạnh khác, thủ tục xuất khẩu tôm hùm đông lạnh cũng diễn ra theo trình tự như sau:
2.1 Bước 1: Kiểm tra hàng hóa xuất khẩu
Đầu tiên, doanh nghiệp cần phải xác định xem thủy sản của mình có thuộc danh mục được phép xuất khẩu hay không thông qua Khoản 2 Điều 31 Thông tư 04/2015/TT-BTC. Cụ thể như sau:
- Không thuộc danh mục cấm xuất khẩu tại Phụ lục 1: Doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục Hải quan khi xuất khẩu. Trong đó, với các mặt hành do CITES quản lý, bạn cần thực hiện theo các quy định của CITES Việt Nam.
- Thuộc danh mục thủy sản xuất khẩu có điều kiện tại Phụ lục 2: Doanh nghiệp có thể làm thủ tục Hải quan để xuất khẩu khi đáp ứng được các điều kiện cụ thể. Ngoài ra, các mặt hàng thuộc sự quản lý của CITES phải được tiến hành theo quy định từ CITES Việt Nam.
2.2 Bước 2: Xác định mã HS của mặt hàng thủy sản
Với các loại thủy sản được phép xuất khẩu, doanh nghiệp cần xác định mã HS của mặt hàng. Đây là căn cứ để phân loại hàng và giúp cơ quan Hải quan tính toán được mức thuế suất phù hợp. Để tra mã HS của thủy sản, doanh nghiệp có thể sử dụng website chính thức của Hải quan Việt Nam hoặc các tài liệu chính thức do cơ quan này ban hành.
Ví dụ: Cá tra (0302.89.19), ếch đồng (0106.90.00), cá ba sa (0302.72.90), tôm hùm đá (0306.31.10), cá mú vàng nước ngọt (0301.11.99),…
2.3 Bước 3: Đăng ký hồ sơ, thủ tục kiểm dịch động vật
Sau đó, doanh nghiệp xuất khẩu cần làm thủ tục đăng ký kiểm dịch và nhận giấy chứng nhận cho lô hàng tại Cục Quản lý Chất lượng Nông Lâm Sản và Thủy Sản (NAFIQAD). Cụ thể, bạn cần tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đăng ký
- Với thủy sản đông lạnh:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Yêu cầu kiểm dịch của nước nhập khẩu (nếu cần).
- Mẫu chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu cần).
- Với thủy sản tươi sống:
- Đơn đăng ký kiểm dịch.
- Giấy phép từ cơ quan có thẩm quyền nuôi trồng thủy sản (với loài thuộc danh mục xuất khẩu có điều kiện hoặc cấm xuất khẩu).
- Giấy phép của CITES Việt Nam (với thủy sản hoặc sản phẩm thủy sản thuộc danh mục động thực vật hoang dã nguy cấp, quý hiếm theo quy định của Việt Nam hoặc Phụ lục của CITES).
- Yêu cầu chỉ tiêu kiểm dịch của cơ quan thẩm quyền từ nước nhập khẩu (nếu cần).
- Mẫu chứng nhận kiểm dịch từ cơ quan có thẩm quyền của nước nhập khẩu (nếu cần).
- Tài liệu khác như chứng nhận vùng, chứng nhận an toàn dịch bệnh nơi nuôi thủy sản,…
Bước 2: Nộp hồ sơ
Doanh nghiệp sẽ nộp hồ sơ đăng ký kiểm dịch tại Cục Thú y. Lúc này, các cán bộ sẽ thực hiện kiểm tra hàng hóa bằng phương pháp lấy mẫu xét nghiệm, kiểm tra chủng loại, số lượng,…
Bước 3: Nhận hồ sơ và trả kết quả
Cán bộ của Cục Thú y sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ của hồ sơ. Với các hồ sơ đạt yêu cầu, cán bộ sẽ gửi thông báo kết quả và giấy hẹn lấy chứng nhận kiểm dịch. Ngược lại, nếu hồ chưa chưa đạt, doanh nghiệp sẽ phải bổ sung, sửa đổi giấy tờ theo yêu cầu.
2.4 Bước 4: Khai báo hải quan
Sau khi nhận được giấy chứng nhận kiểm dịch, bạn có thể tiến hành khai báo Hải quan. Trong đó, bạn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau:
- Hóa đơn (Invoice).
- Phiếu đóng gói hàng hóa (Packing List).
- Giấy chứng nhận xuất xứ (C/O)
- Chứng nhận kiểm dịch (HC).
- Tờ khai Hải quan.
- Tờ cân.
Trong đó, với mỗi tờ khai, doanh nghiệp được phép khai tối đa 50 mặt hàng. Ngoài ra, sau khi được đăng ký, hệ thống sẽ tiến hành phân luồng tự đông gồm 3 luồng xanh, vàng và đỏ.
2.5 Bước 5: Đưa hàng vào kho, dán nhãn, cân hàng
Hàng hóa xuất khẩu sẽ được đưa vào kho theo hướng dẫn từ đại lý vận chuyển. Nếu vận chuyển bằng đường hàng không, bạn cần tuân thủ đúng các quy định về trọng lượng hàng và trọng lượng được phép vận chuyển. Bởi vì, máy bay chỉ cho phép những gói hàng có trọng lượng vừa và nhỏ.
Ngoài ra, trên nhãn của hàng hóa, bạn cần ghi rõ ràng thông tin địa chỉ của người nhận. Với những mặt hàng được phân luồng xanh đã hoàn tất mọi chứng từ liên quan, hàng sẽ được cân và chuyển lên máy bay để xuất khẩu ra nước ngoài.
2.6 Bước 6: Gửi các bảng mềm giấy tờ
Sau khi hàng hóa được chuyển đi, doanh nghiệp xuất khẩu cần gửi cho đối tác nhập khẩu bản mềm của các chứng từ và tài liệu như sau:
- AWB
- Invoice
- Packing list
- Chứng nhận kiểm dịch
- C/O (nếu có)
- Hình ảnh lô hàng
- Thông tin cần lưu ý cho khách hàng, bao gồm thùng để chứng từ, nhiệt độ bảo quản hàng,…
2.7 Bước 7: Theo dõi tiến độ lô hàng
Bạn có thể theo dõi tiến độ vận chuyển hàng trên trang web của hãng vận chuyển. Lúc này, bạn có thể kiểm tra lịch trình, thời gian di chuyển, địa điểm của lô hàng,… Ngoài ra, bạn cần thông báo kịp thời cho người nhận nếu có thay đổi xảy ra trong quá trình vận chuyển.
2.8 Bước 8: Doanh nghiệp tiến hành thanh toán
Sau khi hoàn tất quá trình vận chuyển, bạn cần tiến hành thanh toán dựa trên điều khoản đã ký trong hợp đồng. Ngoài ra, nếu có bất kỳ vấn đề phát sinh nào về thiếu hàng, hàng bị hư hỏng hay kém chất lượng thì bạn cần thực hiện khiếu nại ngay lập tức. Bên cạnh đó, ngay từ khi soạn hợp đồng, bạn nên xem xét kỹ về các điều khoản để hạn chế tối đa rủi ro cho cả hai bên.
3. Mã HS code và biểu thuế xuất khẩu là gì?
Hiện nay, Việt Nam đang xuất khẩu rất nhiều loại tôm khác nhau ra nước ngoài. Trong đó, mỗi loại tôm lại có một mã HS code riêng. Vì thế, doanh nghiệp cần tìm hiểu thật kỹ để xác định đúng mã HS code, đảm bảo hoàn tất nhanh chóng thủ tục xuất khẩu tôm hùm. Dưới đây là mã HS code của một số loại tôm đang được xuất khẩu nhiều nhất ở nước ta.
- Tôm sú sống: 0306.36.21
- Tôm thẻ chân trắng sống trong oxy: 0306.36.22
- Tôm hùm đá sống, tôm hùm LIVE LOBSTER: 0306.31.20
Ngoài ra, Việt Nam cũng đang áp dụng mức ưu đãi thuế xuất khẩu cho các loại tôm sống là 0% với thuế giá trị gia tăng (VAT) cũng là 0%. Đây là điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp đẩy mạnh xuất khẩu tôm ra thị trường quốc tế.
4. Dịch vụ xuất nhập khẩu tôm hùm tại ICAGREEN
Nếu bạn đang tìm kiếm địa chỉ làm thủ tục xuất khẩu tôm hùm uy tín thì ICAGREEN là lựa chọn lý tưởng cho bạn. Chúng tôi là công ty hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khai báo thủ tục hải quan, vận tải được nhiều đối tác tin tưởng vì:
- Hơn 15 năm kinh nghiệm vận tải, khai báo hải quan, thủ tục xuất nhập khẩu thủy sản, động vật quý hiếm,…
- Đội ngũ giàu kinh nghiệm, có trách nhiệm, chuyên môn cao, được đào tạo bài bản và thường xuyên.
- Dịch vụ chuyên nghiệp, chi phí hợp lý, giúp khách hàng giải quyết vấn đề nhanh chóng.
- Cam kết bảo mật thông tin khách hàng.
Trên đây là thông tin khái quát về thủ tục xuất khẩu tôm hùm ra nước ngoài. Bên cạnh chuẩn bị đủ giấy tờ, bạn cần xác định đúng danh mục hàng và mã HS code để quá trình diễn ra nhanh chóng. Ngoài ra, bạn đừng quên liên hệ ICAGREEN để được tư vấn và giải đáp khi có nhu cầu nhé!
Doanh nghiệp hoàn toàn có thể chủ động làm các thủ tục xuất khẩu lô hàng của mình hoặc thuê các công ty dịch vụ vận chuyển chuyên nghiệp để có thể xuất khẩu nhanh chóng và tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình xuất khẩu.
Mọi thắc mắc xin liên hệ 0932 104 899 để nhận được tư vấn chi tiết nhất.
Vui lòng theo dõi trang web để cập nhật thủ tục xuất nhâp khẩu các mặt hàng với ICAGREEN nhé.
Hieu T.Q (Mr Toni)
ICAGREEN CO.,LTD
Hanoi Office:12A01, Tower B, Hong Kong Tower, 243A De La Thanh Str.,
Lang Thuong Ward, Dong Da Dist., Ha Noi, Vietnam.
Mobile: +84 932104899 whatsApp, LINE, wechat, zalo: +84 932104899
Email: hieutq8x@gmail.com
Website: Thutucxuatnhapkhau.com.vn
DỊCH VỤ VẬN CHUYỂN XUẤT NHẬP KHẨU/ IMPORT – EXPORT SERVICE